|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Pomina chuyển từ lãi sang lỗ sau soát xét, kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục

07:37 | 31/08/2022
Chia sẻ
Do phải trích lập thêm dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi giá sắt thép liên tục giảm khiến Thép Pomina chuyển từ lãi sang lỗ.

 Ảnh minh họa: Thép Pomina.

CTCP Thép Pomina (Mã: POM) vừa công bố báo cáo tài chính soát xét do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.

Theo báo cáo đã kiểm toán, doanh thu thuần 6 tháng đầu năm của Thép Pomina đạt 8.105 tỷ đồng, giảm 48 tỷ so với báo cáo tự lập trước đó. Lợi nhuận gộp thu về là 348 tỷ, biên lãi gộp đạt 4,2%.

Trừ đi các chi phí, Thép Pomina lỗ 23 tỷ đồng, trong khi theo báo cáo tự lập là lãi sau thuế 8 tỷ đồng.

Thép Pomina cho biết, qua soát xét, công ty con trong nhóm phải lập thêm dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi giá sắt thép liên tục giảm. Vấn đề này cũng xảy ra với nhiều doanh nghiệp thép trong ngành nói chung, khi nhiều công ty báo lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ do tình hình giá thép trên thị trường đi xuống nhanh, trong khi giá nguyên vật liệu đầu vào không giảm tương ứng khiến giá vốn cao. 

Tại báo cáo đã soát xét, kiểm toán còn nhấn mạnh vấn đề nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn là 1.008 tỷ đồng. Trong 10.727 tỷ đồng nợ ngắn hạn, hầu hết là công ty đi vay nợ với số tiền hơn 7.728 tỷ đồng. Cộng với phát sinh khoản lỗ thuần là 23 tỷ tại ngày 30/6 nên kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Thép Pomina.

Về vấn đề này, Thép Pomina cho biết công ty đã dùng vốn ngắn hạn cho dự án lò cao khi nguồn vốn cho dự án không đủ. Hiện công ty đang thu xếp nguồn tài trợ bổ sung từ nguồn phát hành cổ phiếu 700 tỷ đồng và từ ngân hàng 500 tỷ, các nguồn vốn này sẽ được thực hiện trong quý III và quý IV tới.

Mỹ Linh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.