|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 6/5: Lực cung mạnh về cuối phiên, khối ngoại bán ròng VCB cùng loạt cổ phiếu bất động sản

17:33 | 06/05/2022
Chia sẻ
Tại sàn HOSE, khối ngoại chuyển bán ròng nhẹ về giá trị với 67 tỷ đồng khi thị trường chứng kiến sự lao dốc trong phiên chiều với áp lực chính đến từ nhóm vốn hoá lớn. Tâm điểm xả ròng thuộc về các nhóm ngân hàng, quỹ đầu tư và bảo hiểm.

VN-Index đóng cửa tại mốc gần như thấp nhất trong ngày hình thành nên một cây nến đỏ đặc. Đáng nói, VN-Index gần như không xuất hiện lực cầu vào trong phiên chiều. Áp lực bán cứ thế dâng cao và cứ thế kéo chỉ số chính sàn HOSE bốc hơi hơn 31 điểm khi đóng cửa.

Đóng cửa, VN-Index giảm 31,42 điểm (2,31%) còn 1.329,26 điểm, HNX-Index giảm 15,29 điểm (4,26%) đạt 343,46 điểm, UPCoM-Index giảm 1,94 điểm (1,87%) về 101,88 điểm.

Thanh khoản được đẩy lên cao với tổng giá trị giao dịch đạt 19.284 tỷ đồng, tương đương hơn 691 triệu đơn vị cổ phiếu được mua - bán. Trong đó, giá trị giao dịch trên HOSE đạt hơn 17.000 tỷ đồng, tăng gần 10,7% so với phiên trước đó. 

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.  

Tại sàn HOSE, khối ngoại chuyển bán ròng nhẹ về giá trị với 67 tỷ đồng khi thị trường chứng kiến sự lao dốc trong phiên chiều với áp lực chính đến từ nhóm vốn hoá lớn. Tâm điểm xả ròng thuộc về các nhóm ngân hàng, quỹ đầu tư và bảo hiểm.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.  

Thống kê top10 mã chịu áp lực bán lớn nhất từ các nhà đầu tư ngoại, có thể thấy sắc đỏ bao trùm lên toàn bộ các cổ phiếu. 

Là tác nhân ảnh hưởng tiêu cực nhất tới chỉ số chính sàn HOSE trong phiên 6/5, cổ phiếu VCB đồng thời dẫn đầu danh mục rút vốn ròng của khối ngoại khi bị bán ra gần 56 tỷ đồng. Tuy vậy, mã này vẫn ghi nhận 555.000 đơn vị được “trao tay” ở vùng giá cao hơn đáng kể so với giá thị trường trong phiên.

Nối tiếp, nhiều cái tên thuộc nhóm bất động sản tiếp tục bị bán ra mạnh mẽ, lần lượt phải kể đến như KBC (47,9 tỷ đồng), NVL (42,4 tỷ đồng), VIC (38,2 tỷ đồng), DXG (36,2 tỷ đồng). Dòng tiền ngoại theo sau rút khỏi một số mã vốn hoá lớn như BVH, VNM, DGW, đồng thời xả ròng gần 37 tỷ đồng chứng chỉ ETF E1VFVN30.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp. 

Ở chiều ngược lại, NLG tiếp tục dẫn đầu danh mục mua gom khi thu hút hơn 129 tỷ đồng vốn ngoại, bỏ xa những mã còn lại trong danh mục. Cổ phiếu Nam Long Group đã liên tục được mua vào những phiên qua, trong đó nhóm quỹ Dragon Capital đã mua 1,4 triệu cổ phiếu trong ngày 28/4 nhằm nâng tổng sở hữu của cả nhóm lên hơn 5% và trở thành cổ đông lớn.

Bên cạnh đó, dòng tiền cũng tìm đến bộ đôi cổ phiếu “họ Vingroup” là VRE (60 tỷ đồng) và VHM (10,3 tỷ đồng), đồng thời rót vốn vào DPM (48,3 tỷ đồng), MSN (30,1 tỷ đồng), HSG (11,3 tỷ đồng). Giao dịch cùng chiều với quy mô dưới 10 tỷ đồng còn xuất hiện tại CII, KDH, HDG…

Có phần tích cực hơn, tại sàn HNX, nhóm này quay lại gom nhẹ 2,8 tỷ đồng về giá trị, hay rót vốn vào 183.800 đơn vị.

Dẫn đầu ở chiều mua là lực cầu 4,5 tỷ đồng ở cổ phiếu SHS của Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội. Tuy vậy, áp lực bán dâng mạnh vẫn khiến SHS giảm 9,78% khi kết phiên. Kế tiếp, nhà đầu tư ngoại rót vốn ròng vào IDC (1,4 tỷ đồng), VCS (790 triệu đồng), CEO (385 triệu đồng)….

Trái lại, phần lớn áp lực bán ra tập trung ở cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam với quy mô 4,2 tỷ đồng. Theo sau, các mã ghi nhận giao dịch tương tự phải kể đến như OCH, PVI, THD, SDN…

Ở thị trường UPCoM, dòng tiền tích cực xuất hiện trở lại ở nhiều cổ phiếu giúp nhà đầu tư ngoại nới quy mô mua ròng lên 17,7 tỷ đồng, hay 719.101 đơn vị.

Cụ thể, dòng tiền ngoài chủ yếu tìm đến hai cổ phiếu BSR của Lọc Hoá dầu Bình Sơn và QNS của Đường Quảng Ngãi, với quy mô lần lượt đạt 10,8 tỷ đồng và 5,2 tỷ đồng. Nhóm này cũng rót ròng 1 tỷ đồng vào CLX, trước khi mua nhẹ hơn LTG, SBS,...

Trở lại bên bán, khối này chỉ bán ròng nhẹ lần lượt tại các mã TCW (1,2 tỷ đồng), BDG (765 triệu đồng), GHC (430 triệu đồng), VEA (133 triệu đồng)…

Thảo Bùi