|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Áp lực bán giảm dần, định giá của cổ phiếu ngân hàng hiện đã đủ hấp dẫn?

11:00 | 06/05/2022
Chia sẻ
Theo nhận định của giới chuyên gia, ngành ngân hàng nhìn chung là vô cùng tiềm năng bởi dân số Việt Nam đang ở độ tuổi vàng, lao động, thu nhập sẽ tăng theo thời gian. Điều quan trọng là ta phải biết mua ở giá nào và để bao lâu chứ cũng không có quá nhiều đáng ngại.

 

Ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc Phân tích và Tư vấn Đầu tư, CTCP Chứng khoán Tân Việt trong chương trình “Khớp lệnh” của VTV Digital. (Ảnh chụp màn hình).

Tại chương trình "Khớp lệnh" của VTV Digital, ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Dịch vụ Đầu tư & Quản lý Tài sản, CTCP Chứng khoán Tân Việt chia sẻ về diễn biến và xu hướng của các cổ phiếu ngành ngân hàng trong thời gian tới.

Cách đây vài tuần, những lệnh mua bán diễn ra vô cùng quyết liệt. Khi thị trường lên, nhà đầu tư thường rất mơ mộng, nghĩ mọi thứ đều tươi đẹp nhưng thị trường xuống thì lại quên hết triển vọng tương lai, cảm giác như sụp đổ hoàn toàn.

Peter Lynch, nhà đầu tư chứng khoán người Mỹ từng nói: “Thị trường bao nhiêu năm qua vẫn thế thôi, chỉ có tham lam và sợ hãi, tham lam vùng đỉnh và sợ hãi vùng đáy” vì vậy nếu tĩnh tâm, làm ngược lại, chắc chắn mọi người sẽ có thành công.

Với nhóm ngành ngân hàng, việc tăng giảm trong biên độ hẹp cho thấy tâm lý dần ổn định trở lại. Theo thống kê của FiinTrade, dòng tiền vào nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm 0,7% so với trung bình 5 phiên trước đó, tỷ trọng giá trị giao dịch so với toàn thị trường giảm xuống 12,93% thấp nhất trong 3 phiên liên tiếp. Chỉ số giá tăng 1,25% cho thấy cung cổ phiếu của nhóm này tiếp tục cạn dần và cầu đã chủ động đẩy giá.

Chỉ số dòng tiền tích lũy vào nhóm ngân hàng so với chính nó đang ở vùng thấp 1 năm trong khi giá đã đi lên cho thấy sự phân kỳ, đây là dấu hiệu tốt để tạo sự tăng giá nếu thanh khoản được cải thiện.

Tuy vậy, ở giai đoạn này ông Du nhấn mạnh nhà đầu tư không thể kỳ vọng rằng toàn bộ cổ phiếu ngân hàng sẽ có kết quả tốt giống như năm 2021.

Vừa qua, TCB đã thông báo lợi nhuận tăng 25% so với cùng kỳ, vượt toàn bộ con số công bố trước đây. Về mặt cơ bản, đây là cổ phiếu tương đối hấp dẫn nhưng nhà đầu tư cũng phải lưu ý giai đoạn này khác giai đoạn năm 2020. Năm 2020 là ba lần giảm lãi suất và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng rất lớn ở trong quý IV.

Ở thời điểm hiện tại, tốc độ tăng trưởng của một vài cổ phiếu ngân hàng tốt có thể chậm hơn trước tuy nhiên khi giá giảm thì định giá sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Với góc nhìn đầu cơ, TCB vẫn chưa có câu chuyện đủ mạnh, không có tăng vốn như đối tác, không chia thưởng, không có gì đặc biệt. Cổ phiếu tốt nhưng xu hướng phải đi lên thì mọi người trading mới có lãi.

Ngành ngân hàng nhìn chung là vô cùng tiềm năng bởi dân số Việt Nam đang ở độ tuổi vàng, lao động, thu nhập sẽ tăng theo thời gian. Điều quan trọng là ta phải biết mua ở giá nào và để bao lâu chứ cũng không có quá nhiều đáng ngại. Ngoài ra, với MBB, ông Lê Ngọc Nam nhận định tất cả các con số về hiệu quả hoạt động kinh doanh đều tương đối tích cực. Lợi nhuận quý này của MBB là 6.000 tỷ , lợi nhuận sau thuế là khoảng 4.700 tỷ.

Dù có vài thông tin liên quan đến việc tái cơ cấu cho một ngân hàng nữa nhưng họ sẽ luôn luôn đảm bảo quyền lợi của cổ đông vì vậy triển vọng kinh doanh vẫn được duy trì, tăng trưởng mạnh mẽ, chi phí vốn giảm, tỷ lệ bao nợ xấu cao, lợi nhuận vượt qua những con số mà thị trường kỳ vọng trước đây.

Ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Dịch vụ Đầu tư & Quản lý Tài sản, CTCP Chứng khoán Tân Việt. (Ảnh chụp màn hình).

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Trung Du chia sẻ thêm rằng câu chuyện của MBB năm nay đang bắt đầu có triển vọng, sự liên kết giữa hệ sinh thái MBB rất là tốt. Đồ thị kỹ thuật MBB cũng khoẻ hơn hẳn các cổ phiếu ngành ngân hàng khác. TCB hay CTG đã phá đáy đi xuống, riêng MBB vẫn chưa bị phá, thậm chí còn mấy lần vượt đỉnh nhưng điều kiện thị trường không thuận nên mới bị rơi xuống.

Ở góc độ kỹ thuật, hai cổ phiếu MBB và VPB đều có câu chuyện đặc biệt. Câu chuyện bán vốn cho đối tác của VPB có thể giúp giá cổ phiếu có những kỳ vọng mới.

Với MBB, việc nhận thêm một ngân hàng sẽ được nhà nước ưu ái cho nhiều chính sách tốt về hạch toán nợ hay tín dụng để không ảnh hưởng đến cổ đông.

Đặc biệt, trong giai đoạn nhiều thông tin xấu như hiện nay, doanh nghiệp nhà nước luôn đem đến cảm giác yên tâm hơn, còn doanh nghiệp tư nhân thì không may chủ tịch có vấn đề là sẽ vô cùng căng thẳng bởi chủ tịch là linh hồn của cả doanh nghiệp. Ngược lại, ở doanh nghiệp nhà nước, bất cứ vị trí lãnh đạo nào cũng chỉ là làm thuê, nếu người này gặp vấn đề thì người khác lên thay.

Thảo Bùi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.