Việc áp thuế tự vệ đối với phân bón cần được Bộ Công Thương tính toán kỹ lưỡng, tránh gây khó khăn làm tăng chi phí sản xuất đầu vào cho ngành trồng trọt. Ngoài ra, nếu việc áp thuế không đủ căn cứ vững chắc sẽ rất dễ dẫn đến động thái “trả đũa” từ các đối tác thương mại của Việt Nam.
Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) vừa có văn bản xác nhận Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định pháp luật tự vệ của Việt Nam đối với sản phẩm phân bón nhập khẩu.
Trong các mặt hàng có giá trị nhập khẩu tăng hai con số 2 tháng đầu năm 2017, hoá chất và sản phẩm hoá chất lọt vào nhóm hàng có tăng trưởng trên 30% so với cùng kỳ 2016, với tổng giá trị 1,2 tỷ USD. Đáng nói, 1/4 giá trị nhập khẩu mặt hàng này đến từ Trung Quốc.
CTCP Phân bón Dầu khí Việt Nam (Mã: DCM) cho biết trong 2 tháng đầu năm, nhà máy Đạm Cà Mau luôn duy trì công suất ổn định cao gần 110%, sản lượng sản xuất đạt 153.000 tấn và sản lượng tiêu thụ trên 120.000 tấn.
Theo Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), giá phân bón trong nước trên thị trường trong tháng 2/2017 đã tăng trở lại do giá dầu thô nhích tăng, điều này khiến nhiều doanh nghiệp ngành phân bón hoá chất khấp khởi mừng thầm. Tuy nhiên, phân bón nước ngoài, trong đó phần lớn là phân bón Trung Quốc hiện đang đổ mạnh vào Việt Nam, với giá nhiều loại rẻ hơn giá phân trong nước gần 1 triệu đồng/tấn.
Sự hồi phục của giá Urê thế giới đã mở ra cơ hội cho nhóm phân bón tăng giá trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên tiềm năng tăng giá của nhóm này vẫn còn trong năm 2017.
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) vừa có báo cáo tới Bộ trưởng Bộ Công thương việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cho mặt hàng phân bón.
Thời gian chờ có kết quả kiểm nghiệm mẫu phân bón phải mất khoảng 1 tháng. Nếu có tạm giữ tang vật thì thời hạn tạm giữ tối đa là 60 ngày, chưa kể nếu đơn vị sản xuất phân bón đề nghị tái kiểm thì có khi hết thời hạn tạm giữ tang vật, phát sinh pháp lý về xử lý vi phạm khiến cơ quan kiểm tra gặp nhiều khó khăn.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, kết thúc năm 2016, xuất khẩu phân bón của cả nước giảm cả lượng và trị giá so với năm 2015, giảm lần lượt 5,7% và 24,9%, tương đương với 746,8 nghìn tấn, trị giá 209,7 triệu USD.
Nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước hiện nay vào khoảng 11 triệu tấn/năm, trong đó phân vô cơ chiếm khoảng 90% tổng nhu cầu tiêu thụ, theo Bộ Công Thương.
Hết năm 2016, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã chi hơn 6,9 tỷ USD để nhập khẩu hoá chất và các sản phẩm hoá chất, trong đó riêng nhập nguyên liệu hóa chất để điều chế các hoạt chất khác là 3,2 tỷ USD. Đáng chú ý, thị trường nhập khẩu hoá chất của Việt Nam chủ yếu là từ Trung Quốc.
Hơn 2 năm nay, các DN muốn NK một số mặt hàng phân bón phải được Bộ Công Thương cấp giấy phép NK tự động. Điều này làm phát sinh thêm chi phí, tốn thời gian, thậm chí còn gây rủi ro, mất tiền của DN.
Năm qua, hoạt động sản xuất phân bón trong nước chịu nhiều yếu tố bất lợi, như nhu cầu trong nước sụt giảm, giá phân bón xuống thấp và áp lực cạnh tranh từ phân bón nhập khẩu. Bước sang năm 2017, ngành phân bón đang chờ những tín hiệu tích cực từ sự chuyển động của các chính sách thuế, giấy phép...
Mặt hàng phân bón Ure, phân khoáng hoặc phân hoá học có chứa ba nguyên tố cấu thành nitơ, phospho và kali vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đồng ý bãi bỏ chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động và không quy định cửa nhập khẩu.
Năm 2024 đánh dấu hàng loạt dự án có chuyển biến tích cực như việc: Đưa vào vận hành metro số 1 TP HCM, đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội hay chính thức thông qua chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam.