|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Nỗi lo Mỹ trừng phạt quá tay, triệt hết đường lui của ông Putin

17:13 | 03/03/2022
Chia sẻ
Các đòn đánh kinh tế đau đớn mà Mỹ cùng các đồng minh giáng vào Nga có thể tạo ra hậu quả kéo dài hàng thập kỷ thay vì chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Nỗi lo Mỹ trừng phạt quá tay, triệt hết đường lùi của ông Putin - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: Bloomberg).

Mỹ không chừa đường lui cho Nga?

Mỹ và châu Âu đang giáng xuống kinh tế Nga và những tài phiệt xung quanh Tổng thống Vladimir Putin những đòn trừng phạt với quy mô lớn chưa từng thấy. Một số chuyên gia đặt câu hỏi liệu các cường quốc phương Tây đã làm rõ Nga cần phải làm gì để gỡ bỏ những hạn chế này chưa.

Mỗi ngày truyền thông lại đưa tin về những hình phạt mới – đánh vào ngân hàng trung ương của Nga, ngành hàng không, và hơn thế nữa. Trọng tâm của Tổng thống Joe Biden là gây ra nỗi đau đớn nhất có thể và làm chậm đà tiến của Nga vào Ukraine.

Phạm vi rộng lớn của các hình phạt, và sự kết hợp giữa Mỹ cùng các đồng minh, đã thể hiện sự tức giận của cộng đồng quốc tế với cuộc tấn công vào Ukraine. Nhưng có lo ngại rằng chính quyền ông Biden chưa suy nghĩ đủ về cách chấm dứt xung đột.

Ngay cả những người ủng hộ ông Biden cũng bắt đầu sợ rằng chính quyền của ông đang phạm phải sai lầm quen thuộc với các lệnh trừng phạt: Áp đặt chúng chỉ để chứng tỏ sự phản đối của Mỹ thay vì buộc ông Putin hành động theo ý muốn của Washington. Họ lo rằng một khi các lệnh trừng phạt được kích hoạt thì chúng sẽ không thể nào được gỡ bỏ trừ khi chính quyền của ông Putin bị lật đổ.

Bà Jane Vaynman, Giáo sư trợ lý về khoa học chính trị tại Đại học Temple, nhận định: "Nếu bạn muốn dùng biện pháp trừng phạt làm công cụ để buộc Putin làm điều gì đó, thì bạn phải nói cho Putin biết ông ta phải làm gì, kể cả khi bạn không nghĩ rằng ông ta sẽ chiều ý. Tôi không hề nghe thấy Mỹ đưa ra bất kỳ chỉ dẫn nào như vậy".

Theo lý thuyết, dường như rõ rành rành rằng bước đầu tiên là ông Putin cần lệnh cho quân đội rút lui. Nhưng giờ khi súng đã nổ thì rắc rối trở nên phức tạp hơn nhiều. 

Dẫu cho Nga có xuống thang căng thẳng, thì họ nên làm thế nào để được tin rằng sẽ không leo thang lần nữa? Liệu ông Putin có lựa chọn nào để giữ thể diện mà Mỹ và đồng minh sẽ chấp nhận, ngoại trừ đầu hàng hoàn toàn? 

Liệu tuyên bố không liên quan với ông Putin là đủ để các tài phiệt Nga thoát khỏi trừng phạt, hay họ phải đi xa hơn? Nguy cơ của mỗi vấn đề trên càng nâng cao bởi thực tế rằng Nga là cường quốc hạt nhân.

Ông Putin báo động lực lượng hạt nhân: Những điểm mấu chốt cần biết - Ảnh 3.

Các động thái kinh tế của chính quyền Biden đang bắt đầu dấy lên sự e ngại rằng dường như không ai quan tâm đến hậu quả dài hạn, hay ông Putin có thể đánh trả thay vì lùi bước.

Trung bình các lệnh trừng phạt mới mỗi năm, phân chia theo chính quyền Mỹ:

Chính quyềnSố lệnh trừng phạt

G.W. Bush

435

Obama

533

Trump

1.028

Biden (năm đầu nhiệm kỳ)

765

Mặt tối của trừng phạt kinh tế

Uy lực của một số biện pháp trừng phạt nằm ở khả năng sử dụng chúng để đe dọa đối thủ. Và trước đó, Mỹ đã hứa hẹn "cái giá nghiêm trọng và nhanh chóng" nếu Nga động binh.

Song, trong lúc vội vã hành động quyết liệt, chính quyền ông Biden có thể bỏ qua hàng thập kỷ bằng chứng cho thấy nếu trừng phạt kinh tế mà thiếu vắng các động thái chính sách thì có thể khiến lãnh đạo quốc gia rơi vào thế khó, còn thường dân thì chịu khổ. 

Ông Esfandyar Batmanghelidj, thành viên Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu nói với Bloomberg: "Phương Tây đã leo thang các lệnh trừng phạt trên phương diện tài chính để đáp lại sự leo thang đáng ngại của Nga trên phương diện quân sự. Nhưng Nga vẫn còn đủ năng lực để đáp trả về mặt tài chính".

Ông cảnh báo "chúng ta đã tăng tốc từ 0 đến 60 km/giờ trong nháy mắt. Tôi nghĩ chúng ta sẽ phải đối phó với những hậu quả có thể kéo dài hàng thập kỷ".

Nga thừa nhận 'nền kinh tế dính đòn đau' vì cấm vận, chuẩn bị loạt biện pháp ứng phó - Ảnh 3.

Sự yêu thíchcủa chính quyền ông Biden đối với cách tiếp cận mạnh tay hết cỡ đã được phô diễn trong Thông điệp Liên bang năm 2022, khi ông Biden đề cập đến sự lao dốc của đồng ruble và thị trường chứng khoán Nga. 

Nhưng Tổng thống Mỹ không đề cập đến cách để chấm dứt xung đột. Do ông Biden từ chối gửi binh sĩ Mỹ sang Ukraine, xem ra trừng phạt kinh tế sẽ là phương án chủ chốt để Mỹ kìm hãm ông Putin.

"Kinh tế Nga đang chao đảo, và chỉ có mình Putin là đáng trách", ông Biden tuyên bố. Sau đó, ông tiếp tục đưa ra lời cảnh báo tăm tối: "Putin không biết điều gì sắp đến đâu".

Nga thừa nhận 'nền kinh tế dính đòn đau' vì cấm vận, chuẩn bị loạt biện pháp ứng phó - Ảnh 4.

Các biện pháp mới có thể bao gồm trừng phạt lên xuất khẩu dầu, cắt đứt nguồn thu quan trọng nhất của Nga.

Ông Jeffrey Schott, tác giả cuốn sách kinh điển về những hạn chế của các lệnh trừng phạt "Ngẫm lại về trừng phạt kinh tế", nhận xét: "Tôi nghĩ các chính trị gia đang cố mạnh tay hơn nữa vì tổn thất nhân mạng tại Đông Âu hiện nay là không thể chấp nhận được. Nhưng luôn có rủi ro rằng nếu bạn đẩy một nhà lãnh đạo quyền lực vào đường cùng thì ông ta sẽ đánh lại".

Giang

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.