|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Những doanh nghiệp Mỹ 'thiệt đơn, thiệt kép' từ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc

17:10 | 21/07/2017
Chia sẻ
Quan hệ thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc bất ngờ trở nên xấu hơn sau khi không đạt được những bước tiến mới trong buổi gặp mặt diễn ra vào thứ Tư (19/7), dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc. Bloomberg liệt kê những công ty Mỹ sẽ chịu rủi ro nhiều nhất từ cuộc chiến này. 
nhung doanh nghiep my thiet don thiet kep tu cuoc chien thuong mai voi trung quoc
Những doanh nghiệp Mỹ 'thiệt đơn, thiệt kép' từ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

Nhiều công ty Mỹ cần chuẩn bị sẵn sàng cho căng thẳng đang leo thang giữa chính quyền Tổng thống Trump và Trung quốc. Bộ trưởng ngoại giao Wilbur Ross đã mở các cuộc họp kinh tế cấp cao hôm 19/7 để chỉ trích Trung Quốc về vấn đề thặng dư thương mại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là một cuộc chiến thương mại sắp xảy ra.

Hai quốc gia đã phải trải qua nhiều con đường gồ ghề kể từ khi ông Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ. Ông Trump đang xem xét về việc hạn chế nhập khẩu thép và nhômừ từ Trung Quốc, động thái có thể khiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trả đũa. Những hành động này có thể dẫn tới một cuộc chiến chống lại doanh nghiệp Mỹ. Bloomberg liệt kê những công ty nằm trong danh sách gặp rủi ro cao nhất:

1. Hollywood

Các hãng phim muốn tiếp cận nhiều hơn tới thị trường Trung Quốc, nơi các ấn bản nước ngoài chiếm 61% doanh thu phòng vé trong nửa đầu năm 2017 cho Hollywood. Trung Quốc cho phép 36 hãng phim quốc tế được phép công chiếu dựa trên cơ sở chia sẻ doanh thu, với Hollywood chỉ chiếm 25%. Tuy nhiên, hãng phim muốn tăng số lượng nhập khẩu và doanh thu được chia. Các cuộc đàm phán đang diễn ra và hãng phim của Mỹ có thể kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nếu hai bên không đạt được thống nhất vào đầu năm 2018.

2. Boeing

Số liệu từ Boeing chỉ ra, khoảng 30% trong tổng số mẫu máy bay 737 của Boeing sẽ được giao cho các khách hàng Trung Quốc. Bên cạnh đó, các đơn đặt hàng từ Trung Quốc còn tạo ra khoảng 150.000 việc làm ở Mỹ. Theo Boeing, Trung Quốc sẽ cần 6.810 máy bay, trị giá hơn 1.000 tỷ USD cho tới năm 2035.

Boeing cho biết, công ty chế tạo máy bay của Mỹ sẽ thành lập trung tâm hoàn thiện sản phẩm ở nước ngoài đầu tiên cho mẫu máy bay 737 ở Trung Quốc vào năm tới.

3. Westinghouse

Là công ty chuyên về nhà máy điện hạt nhân của Mỹ, Westinghouse có rất nhiều dự án ở Trung Quốc, nơi được hy vọng sẽ kết nối lò phản ứng thế hệ tiếp theo của công ty với lưới điện trong năm nay. Thành công ở Trung Quốc rất quan trọng đối với Westinghouse, trước đó đã nộp đơn xin phá sản vào tháng 3. Nhiều quốc gia khác sẽ áp dụng công nghệ của Westinghouse hơn nếu dự án bị hoãn trong một thời gian dài ở Trung Quốc cuối cùng cũng đi vào hoạt động.

4. Startbucks

Những người tiêu dùng Trung Quốc bị ông Trump làm nổi giận có thể nhắm tới một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất của Mỹ, là Starbucks. Thời điểm tranh chấp thương mại có thể đặc biệt không tốt đối với Starbucksk khi chuỗi cà phê có trụ sở tại Seattle lên kế hoạch mở một cửa hàng Starbucks Roastery and Tasting Room, khoảng 2.790 m2 ở Thượng Hải vào cuối năm nay.

5. Telsa

Một cuộc chiến thương mại sẽ khiến những nỗ lực mở rộng tại Trung Quốc của tập đoàn Telsa trở nên khó khăn hơn. Công ty đang làm việc chính phủ Thượng Hải để khai thác các nhà máy địa phương, một động thái có thể giảm giá sản phẩm của Tesla tại thị trường xe điện lớn nhất thế giới. Telsa dự kiến sẽ công bố nhiều thông tin chi tiết hơn về kế hoạch của họ ở Trung Quốc vào cuối năm nay.

6. Apple

Apple đang phụ thuộc vào mẫu sản phẩm iPhone 8 sắp ra mắt để thúc đẩy doanh số ở thị trường lớn thứ hai thế giới. Trong khi Trung Quốc chiếm 25,3% doanh thu hoạt động vào năm ngoái, doanh thu của Apple ở Trung Quốc đã giảm 5 quý liên tiếp. Bên cạnh đó, chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu đóng cửa dịch vụ iTunes Movies và iBook của công ty vào năm ngoái.

7. McDonald’s

Công ty đồ ăn nhanh vẫn chờ đợi chính phủ Trung Quốc thông qua thỏa thuận được công bố hồi tháng 1, để bán 80% cổ phần ở Trung Quốc và Hồng Kông cho một tập đoàn nhà nước Citic với trị giá khoảng 1,7 tỷ USD. Nhưng cơ quan chỉ trích thỏa thuận này bao gồm tập đoàn Hejun Vanguard, Liên đoàn Lao động Hồng Kông và Liên đoàn Nhân công dịch vụ quốc tế.

8. Ford

Với việc kinh doanh của Ford Motor đang gặp khó khăn ở Trung Quốc, nhà chế tạo ô tô rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi đột ngột trong mối quan hệ giữa Mỹ - Trung Quốc. Doanh số bán hàng của Ford ở Trung Quốc giảm 7% trong nửa đầu năm đầu nay so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, người tiêu dùng Trung Quốc có thể phản ứng một cách nhanh chóng đối với căng thẳng địa chính trị. Doanh số bán hàng của Hyundai và Kia ở Trung Quốc đã giảm sau khi tranh chấp về hệ thống phòng tên lửa giữa Trung Quốc và Hàn Quốc xảy ra vào đầu năm nay.

9. Amazon.com

Nếu Trung Quốc quyết định gây khó khăn đối với Amazon.com và các công ty công nghệ khác đến từ Mỹ, họ có thể sử dụng luật an ninh không gian mạng mới. Quy định mới hạn chế vận chuyển số liệu, yêu cầu một quy trình xem xét toàn diện hơn về an ninh hiệu đối với phần cứng và phần mềm quan trọng được triển khai ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, yêu cầu các công ty phải phối hợp trong các cuộc điều tra an ninh.

Trong khi điều luật này áp dụng cho tất cả các công ty, nó có ảnh hưởng nhiều nhất tới công ty nước ngoài.

Lyly Cao