Nhập khẩu đậu nành tháng 11 của Trung Quốc ở mức thấp nhất hai năm
Theo đó, quốc gia nhập khẩu đậu nành hàng đầu thế giới thường thu mua đậu nành từ Mỹ trong những tháng cuối cùng của năm khi vụ thu hoạch của Mỹ được đưa ra thị trường.
Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, khối lượng nhập khẩu đã giảm kể từ khi Bắc Kinh đánh thuế 25% lên đậu nành Mỹ vào ngày 6/7.
Nhập khẩu trong tháng 11, ghi nhận mức thấp nhất kể từ tháng 10/2016 khi khối lượng nhập khẩu đạt 5,2 triệu tấn, cũng đã giảm 22% từ mức 6,92 triệu tấn trong tháng 10.
Trung Quốc nghiền đậu nành làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho đàn gia súc khổng lồ của mình. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã cố gắng để duy trì nhập khẩu ổn định với năm ngoái bằng cách mua nguồn cung bổ sung từ nhà xuất khẩu hàng đầu Brazil và các nguồn cung khác.
Mặc dù vậy, lũy kế đến tháng 11, nhập khẩu của quốc gia này đã giảm 4,3% so với cùng kì năm 2017 xuống 82,3 triệu tấn, theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Giới thương nhân cho biết trước khi báo cáo được công bố rằng lượng dự trữ cao thừa để cung cấp nhu cầu của ngành chăn nuôi, đặc biệt khi nhu cầu giảm trong bối cảnh dịch tả heo châu Phi bùng phát tại Trung Quốc.
Tại buổi họp bên lề hội nghị thượng định G20, lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc bắt đầu thu mua nông sản Mỹ trở lại. Điều này được dự báo sẽ thúc đẩy một số thỏa thuận đậu nành mới.
Ngoài ra, cũng có dự báo về sản lượng đậu nành tại Brazil sẽ đạt mức cao chưa từng thấy, với vụ mùa bắt đầu được thu hoạch trong tháng này.
Nhập khẩu dầu thực vật trong tháng 11 đạt 622.000 tấn, tăng 32,3% so với tháng trước.