Triển vọng thị trường đậu nành Mỹ không thể khởi sắc khi thiếu Trung Quốc
Đàm phán giữa hai quốc gia vẫn đang tiếp diễn, nhưng nếu chúng kéo dài qua thời hạn ngày 1/3, mùa vụ 2019 tại Mỹ và kế hoạch trồng trọt của người nông dân có thể gặp rủi ro.
Kể từ giữa năm ngoái, đậu nành giao dịch trên sàn Chicago có lẽ là 'con tin' nổi bật nhất của cuộc chiến thương mại, vì Trung Quốc thường chiếm hơn một nửa khối lượng đậu nành xuất khẩu của Mỹ, tương đương hơn 12 tỉ USD trong năm 2017.
Các quan chức hàng đầu Trung Quốc đang có mặt tại Mỹ trong tuần này để tiếp tục cuộc đàm phàn giữa hai bên sau các buổi gặp mặt vào tuần trước, kết thúc vào thứ Sáu (15/2). Theo Bloomberg, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét kéo dài thời hạn thêm 60 ngày, nhưng Nhà Trắng vẫn chưa xác nhận thông tin này.
Ông Trump đã nhiều lần đăng tải trên trang Twitter cá nhân nói về các cuộc đàm phán với Trung Quốc đang diễn ra suôn sẻ như thế nào, nhưng dù đúng hay không, các thành phần tham gia thị trường vẫn chưa rõ về kết quả cuối cùng.
Mặc dù việc kéo dài thời hạn đạt được một thỏa thuận nghĩa là cuộc chiến thương mại sẽ không tiếp tục leo thang ngay lập tức, nó có thể vẫn là một kịch bản tồi tệ đối với thị trường đậu nành, bị vướng vào cuộc tranh chấp vài tháng trước. Nó cũng trì hoãn khả năng quay trở lại thị trường Mỹ của người mua Trung Quốc.
Ảnh minh họa. |
Bất ổn xung quanh thương mại đậu nành, cùng với mùa vụ kỉ lục tại Mỹ, đã đẩy giá đậu nành giao sau trên sàn giao dịch Chicago xuống mức thấp nhất 10 năm vào năm ngoái. Tuy nhiên, giá hợp đồng giao dịch nhiều nhất gần đây đạt hơn 1 USD/giạ, thoát khỏi mức đáy dù Mỹ dự kiến ghi nhận nguồn cung đậu nành tăng gấp đôi so với năm trước vào giữa 2019.
Theo thị trường tương lai, vẫn chưa có thông điệp rõ ràng đối với người nông dân Mỹ để giảm mạnh diện tích trồng đậu nành trong 2019 vì giá đậu nành giao tháng 11 vẫn cao tương đối so với giá ngô giao tháng 12. Mối quan hệ này thường quan trọng trong việc xác định diện tích trồng các loại cây tại Mỹ, đặc biệt là thời điểm này trong năm.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự kiến công bố kế hoạch trồng trọt vào ngày 29/3, thời điểm bắt đầu thu hoạch vụ đậu nành và ngô năm 2019. Tuy nhiên, vì chưa rõ tình trạng giữa Mỹ và Trung Quốc, sự hữu ích của bản báo cáo này có thể bị giới hạn.
Kịch bản tệ nhất sẽ là nông dân Mỹ trồng với khối lượng không tương đương với nhu cầu của thị trường, điều có thể xảy ra trong trường hợp các cuộc đàm phán thương mại kéo dài hết tháng 3 và tháng 4, hoặc lâu hơn.
USDA sẽ khảo sát người nông dân về kế hoạch trồng trọt trong hai tuần đầu tiên của tháng 3, theo Reuters. Trong 20 năm qua, sự thay đổi lớn nhất về diện tích trồng đậu nành từ tháng 3 cho tới tháng 12 là tăng thêm 4,5% trong 2012. Diện tích trồng giảm nhiều nhất là 3,6% trong 2007.
Nông dân Mỹ thường bắt đầu trồng ngô và đậu nành vào giữa tháng 4.
Bất ổn gia tăng
Sự kết thúc của việc chính phủ Mỹ đóng cửa thời gian gần đây cũng gây ra một loạt bất ổn vì một số dữ liệu từ USDA và chính phủ bị gián đoạn trong thời gian đóng cửa.
Tuần trước, USDA đã phát hành báo cáo xuất khẩu khiến thị trường đậu nành dậy sóng.
Theo đó, các chuyên gia phân tích đã khá bất ngờ khi khối lượng đậu nành bị hủy hợp đồng lên tới 612.000 tấn, trong khi họ ước tính doanh số bán hàng ròng rơi vào khkoảng 600.000 - 1 triệu tấn. Ngoài ra, Trung Quốc đã hủy 807.000 tấn đậu nành Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 3/1.
Sự kiện này đã lấy đi niềm tin của các nhà giao dịch rằng các cuộc đàm phán thương mại có thể mang lại một vài tín hiệu tích cực cho thị trường đầu nành khi Trung Quốc đã hủy một lượng lớn thu mua từ tháng 12, theo sau cuộc họp giữa lãnh đạo hai quốc gia tại Argentina.
Tính tới ngày 6/12/2018, Trung Quốc kí hợp đồng thu mua tổng cộng 455.491 tấn đậu nành Mỹ trong năm 2018 - 2019, dù cam kết nhập khẩu từ Trung Quốc bắt đầu trong tuần này.
Các hợp đồng bị hủy trong ngày 3/1 vượt 800.000 tấn nghĩa là Trung Quốc đã hủy một số thỏa thuận có thời hạn chưa tới một tháng.
Ngoài ra, thêm 444.000 tấn đậu nành xuất sang những địa điểm không rõ ràng khác đã bị hủy tính tới ngày 3/1. Nhiều thành phần nghi ngờ liệu việc hủy các hợp đồng nhập khẩu có liên quan tới nhu cầu giảm từ Trung Quốc vì sự bùng phát của dịch tả heo châu Phi.
Nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc giảm 13% trong tháng 1 Nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc giảm 13% trong tháng 1 so với cùng kì năm ngoái, vì thuế quan nặng đánh lên nhập ... |
Reuters: Trung Quốc mua ít nhất 1 triệu tấn đậu nành Mỹ sau khi đàm phán thương mại kết thúc Các công ty nhà nước Trung Quốc đã mua ít nhất 1 triệu tấn đậu nành Mỹ vào thứ Sáu, một ngày sau các cuộc đàm ... |