|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Người mặc đồng phục Grab tấp nập đăng ký xe ôm Go-Viet tại Hà Nội

16:01 | 05/09/2018
Chia sẻ
Khá nhiều tài xế mặc đồng phục màu xanh của Grab tới văn phòng Go-Viet ở Hà Nội để đăng ký trở thành đối tác hôm 5/9.
nguoi mac dong phuc grab tap nap dang ky xe om go viet tai ha noi Giới xe ôm, hành khách ngóng ngày Go-Viet hoạt động ở Hà Nội

Địa chỉ Go-Viet tại khu vực Hà Nội nhận hồ sơ đăng ký là Toà nhà số 2 Vương Thừa Vũ, quận Thanh Xuân. Thời gian văn phòng nhận đơn đăng ký từ 8h tới 17h, trong các ngày từ thứ Hai tới thứ Sáu.

nguoi mac dong phuc grab tap nap dang ky xe om go viet tai ha noi
Toà nhà số 2 Vương Thừa Vũ, nơi Go-Viet Hà Nội nhận hồ sơ đăng ký. Ảnh: Tuệ An.

Những người có nhu cầu đăng ký đối tác có thể điền thông tin trực tuyến trên website của Go-Viet và nhân viên phía công ty sẽ liên hệ để hướng dẫn cụ thể, hoặc có thể lạc đến số điện thoại 0888112805.

Theo tờ hướng dẫn của Go-Viet, hồ sơ đăng ký trở thành đối tác xe máy gồm các giấy tờ bản gốc: Chứng minh nhân dân (Căn cước nhân dân); bằng lái xe máy; đăng ký xe; bảo hiểm xe; giấy xác nhận hạnh kiểm hoặc Lý lịch tư pháp.

Nhóm "Cộng đồng đối tác Go-Viet" trên Facebook thông báo ngoài việc không phải trích chiết khấu trong 3 tháng, đối tác còn nhận miễn phí hai mũ, hai áo mưa, hai áo đồng phục của Go-Viet.

nguoi mac dong phuc grab tap nap dang ky xe om go viet tai ha noi
Go-Viet khẳng định thu nhập của tài xế có thể đạt 15 triệu đồng mỗi tháng.

Khoảng 11h trưa hôm 5/9, ngày thứ hai mà văn phòng Go-Viet Hà Nội tiếp nhận đơn đăng ký, một số người đến nhưng nhận lịch hẹn vào buổi chiều hay ngày hôm sau, do số lượng người đăng ký tại văn phòng đã quá lớn.

Một tài xế đã đăng ký thành công cho biết thời gian đăng ký hoàn thiện thủ tục khoảng chừng 20 phút.

Người dân xung quanh chia sẻ rằng số lượng người đến đăng ký xe ôm Go-Viet đông nhất vào lúc sáng sớm. Do địa điểm gửi xe tại toà nhà số 2 Vương Thừa Vũ trở nên quá tải, một số nhà dân xung quanh còn cung cấp dịch vụ gửi xe.

nguoi mac dong phuc grab tap nap dang ky xe om go viet tai ha noi
Bên ngoài văn phòng Toà nhà số 2 Vương Thừa Vũ. Ảnh: Tuệ An.

Trong khoảng thời gian từ 11 tới 13h ngày 5/9, nhiều tài xế mặc áo xanh của Grab bước vào văn phòng Go-Viet. Nhiều người cẩn thận cởi đồng phục, nhét vào ba lô trước khi bước vào thang máy để đăng ký.

Sau một tháng ra mắt tại TP HCM, Go-Viet bắt đầu tiến ra thị trường Hà Nội và chính thức "phủ sóng" vào ngày 12/9 tới. Thị trường xe ôm công nghệ tại Việt Nam sẽ có nhiều biến chuyển và sôi động với hai gam màu chủ đạo xanh - đỏ của Grab và Go Viet, cùng với sự tham gia của những đối thủ khác.

Không chỉ tài xế, mà người dân ở Hà Nội cũng mong chờ xe ôm Go-Viet triển khai dịch vụ ở đây để hưởng mức giá cước thấp và tăng thêm lựa chọn khi gọi xe ôm.

Không chỉ cạnh tranh khốc liệt trong các chương trình khuyến mãi cho khách hàng, cuộc chiến giữa Go-Viet và Grab còn gay cấn trên “mặt trận” điểm thưởng nhằm thu hút tài xế.

Cả Grab và Go-Viet cùng thông báo về sự thay đổi trong chương trình thưởng cho đối tác. Theo đó, mức thưởng của cả Go-Viet và Grab đều tăng mạnh lên đến 300.000 đồng/ngày nếu tài xế chạy được nhiều cuốc xe, và thời gian áp dụng cũng giống nhau (cùng vào ngày 27/8).

Cụ thể, ngay từ ngày mới gia nhập, chương trình tích điểm thưởng của Go-Viet là các mốc 5-9-13 điểm tương ứng số tiền 50.000-120.000-220.000 đồng, nay được hãng thay đổi thành các mốc 10-18-28 điểm tương ứng 80.000-180.000-300.000 đồng.

Grab cũng đưa ra các mốc 9-13-16 điểm tương ứng 75.000-165.000-220.000 đồng. Ngay khi tân binh mới thay đổi chiến lược, Grab cũng nâng chương trình tích điểm thưởng lên một cấp cao hơn, tương ứng 10-14-18 điểm là số tiền 110.000-150.000-300.000 đồng.

Xem thêm

Tuệ An

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.