|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Nghịch lí ngành F&B Việt Nam: 'Vận xui' của món Việt nhìn từ vụ Món Huế đóng cửa

09:29 | 24/10/2019
Chia sẻ
Không có nhiều chuỗi món Việt đạt được quy mô vài chục cửa hàng tại Việt Nam.

Thị trường F&B đang lên

Theo số liệu từ Statista, doanh thu từ thị trường thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam trong năm 2019 có thể chạm mốc 200 tỉ USD, tăng 34,3% so với số liệu của năm 2018. 

Đến năm 2023, doanh thu của ngành này có thể tăng hơn gấp đôi lên mốc xấp xỉ 408 tỉ USD. C

ùng dân số thuộc tầng lớp trung lưu gia tăng, ước đạt quy mô 45 triệu vào năm 2025, thị trường F&B tiếp tục trở thành một miếng bánh mà nhiều nhà tư đang "thèm muốn".

Screen Shot 2019-10-23 at 5

Quy mô doanh thu ngành F&B tại Việt Nam (đơn vị: tỉ USD, nguồn: Statista, đồ hoạ: Thái Sơn)

Thực tế, trong vài năm trở lại đây, thị trường Việt Nam cũng chứng kiến không ít chuỗi nhà hàng trong F&B thăng hoa và phát triển. 

Đơn cử là trường hợp của công ty Cổng Vàng (Golden Gate), đơn vị sở hữu nhiều thương hiệu lớn như Kichi-Kichi, Sumo BBQ, Gogi House, Ashima, Hutong… 

Đón đầu thị hiếu của người dùng trong nước, doanh nghiệp ghi nhận mức doanh thu xấp xỉ 4.000 tỉ vào năm 2018 cùng lợi nhuận sau thuế năm đạt 269 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân trong 10 năm hoạt động của Golden Gate đạt hơn 58%. 

Điều này đồng nghĩa với việc doanh thu của thương hiệu đã tăng gần 100 lần trong 10 năm qua.

Screen Shot 2019-10-23 at 5

Người Việt ngày càng chi tiêu nhiều trong phân khúc F&B. Đến năm 2023, trung bình mỗi người Việt sẽ đóng góp 21,7 USD doanh thu ở mảng này. (đơn vị: USD, nguồn: Statista, đồ hoạ: Thái Sơn)

Redsun, chủ các thương hiệu như King BBQ, ThaiExpress hay Hotpot Story, cũng là một ví dụ của thành công trong kinh doanh chuỗi tại Việt Nam. 

Năm ngoái, thương hiệu này ghi nhận doanh thu 690 tỉ đồng, mặc dù tốc độ tăng trưởng đã giảm tốc xuống chỉ còn 17%, so với mức 51% của năm 2017.  

Bên cạnh đó, thị trường Việt Nam còn có sự cạnh tranh từ nhiều chuỗi ngoại đã có thương hiệu khác như McDonalds, KFC hay Lotteria.

Một điểm chung dễ thấy của những cái tên kinh doanh chuỗi nói trên về mặt sản phẩm nằm ở việc các món Việt gần như không có chỗ đứng. 

Vài năm trở lại đây, người yêu ẩm thực Việt dường như dành nhiều sự ưu ái cho các món ăn Âu – Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc Trung Quốc khi tìm đến các chuỗi nhà hàng có tính "công nghiệp". Đối với các món Việt, dường như các hàng quán nhỏ, truyền thống lại được ưu ái hơn.

 "Vận xui" của món Việt

monviet1

Sự biến mất của Món Huế được nhiều người ví von với một cuộc tháo chạy.

Trái lại với các chuỗi nhà hàng theo phong cách Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan hay Âu – Mỹ, các chuỗi thực phẩm Việt Nam lại khá lận đận.

Mới đây nhất, chuỗi Món Huế của Công ty Huy Việt Nam bất ngờ đóng cửa hàng loạt tại Hà Nội và TP HCM đang thu hút rất nhiều sự quan tâm. 

Thậm chí, sự biến mất đột ngột của chuỗi này còn được ví như một cuộc tháo chạy đúng nghĩa của nó khi chỉ sau một đêm. Không chỉ bị tố nợ tiền các nhà cung cấp, Món Huế còn được cho là đã nợ lương nhân viên nhiều tháng nay, đồng nghĩa với việc những dấu hiệu của sự đi xuống đã xuất hiện từ một thời gian trước.

Phở Ông Hùng, một thương hiệu khác nằm trong hệ thống của Công ty Huy Việt Nam, cũng cùng Món Huế biến mất trong cuộc tháo chạy. 

Song đây không phải lùm xùm đầu tiên mà Phở Ông Hùng gặp phải. Thương hiệu này trước đó từng vấp phải nghi án "vay mượn" thương hiệu và nhận diện thương hiệu với một chuỗi cửa hàng khác mang tên Phở Hùng tại Mỹ cũng như tại Việt Nam.

Thực tế, những nghi vấn trên là toàn toàn có cơ sở bởi ông Tiền Kim Thành, một trong những đối tác trực tiếp của Huy Việt Nam trong triển khai chuỗi Phở Ông Hùng, từng hợp tác cùng bà Trần Thị Tuyết Lan mở chuỗi Phở Hùng. 

Tuy nhiên, đã có tranh chấp xảy ra khi bà Lan phát hiện ông Thành ký hợp đồng cho người khác dùng thương hiệu Phở Hùng không thông qua công ty.

monviet2

Thương hiệu Phở Ông Hùng của Huy Việt Nam cũng từng gây tranh cãi. (Ảnh: Huy Việt Nam)

Phở Ông Hùng có nhận diện thương hiệu có thể khiến nhiều người nhầm lẫn với Phở Hùng khu cùng có màu vàng cam chủ đạo và logo tròn. Chữ "Ông" trong thương hiệu Phở Ông Hùng lại dường như cố tình được làm nhỏ lại khiến thực khách càng dễ nhầm lẫn hơn.

nhai-thuong-hieu

Phở Ông Hùng (bên trái) dính nghi án "vay mượn" thương hiệu và nhận diện thương hiệu với một chuỗi cửa hàng khác mang tên Phở Hùng (bên phải).

Phở 24 cũng từng là một thương hiệu chuỗi món Việt được nhiều người quan tâm. 

Năm 2011, ông Lý Quý Trung, người sáng lập Phở 24, bán "đứa con" của mình cho Công ty Việt Thái Quốc Tế trong một thương vụ trị giá 20 triệu USD cùng không nhiều thông tin được công bố. 

Song nhiều chuyên gia ở thời điểm đó nhận định quyết định của ông Trung là hoàn toàn chính xác bởi Phở 24 đã có những dấu hiệu đi xuống xung quanh thời điểm chuyển nhượng. Dưới quyền quản lí của Việt Thái Quốc Tế, hình ảnh Phở 24 cũng dần mờ nhạt trong mắt thực khách.

Thương hiệu Phở Ông Khải thậm chí còn lận đận hơn trong quá trình phát triển, nhất là sau những lùm xùm của thương hiệu Khải Silk. Đến nay, không còn nhiều người nhắc đến thương hiệu này.

Nếu như nói đến các món Việt được thực hiện dưới dạng chuỗi, Chảo Đỏ (Red Wok) có lẽ là một trong số những thương hiệu hiếm hoi đạt được thành công đáng kể và quy mô lớn với Gói & Cuốn và sau đó là Lẩu Bò Sài Gòn.

"Những cơ sở kinh doanh món Việt có thể đạt tới quy mô hàng chục nhà hàng là rất ít," ông Chad Ovel, Tổng Giám đốc Mekong Capital, từng chia sẻ. Mekong Capital là quỹ ngoại có nhiều quan tâm đến ngày F&B tại Việt Nam. Trước đó, nó từng có đầu tư vào một số chuỗi F&B tại Việt Nam.

Thái Sơn