|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nga đổ lỗi giá dầu giảm vì Fed tăng lãi suất

07:00 | 30/12/2018
Chia sẻ
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dường như không có lấy một phút nghỉ ngơi khi không chỉ nhận chỉ trích từ chính Tổng thống Mỹ, mà từ cả quốc gia khác.

Trong nhiều tháng, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục chỉ trích chính sách tăng lãi suất của Fed, một động thái chưa từng có đối với một tổng thống Mỹ. Sau hành động tăng lãi suất lên 0,25 điểm phần trăm hồi tuần trước, ông Trump đăng tải trên Twitter của mình hôm 24/12 rằng Fed chính là “vấn đề duy nhất nền kinh tế Mỹ”.

“Fed không hiểu thị trường lẫn sự cần thiết của chiến tranh thương mại, đồng USD mạnh và thậm chí, việc đóng cửa biên giới. Fed giống một tay golf thủ giỏi không thể ghi điểm bởi anh ta không thể gạt bóng!” Trump viết trên Twitter của mình.

Nhận xét của ông Trump đã khiến Nhà Trắng rơi vào hoảng loạn khi phải trấn an cả thị trường nội địa và quốc tế rằng ông Trump không cách chức Chủ tịch Fed Jerome Powell.

Thị trường chứng khoán sụt giảm ngay ngày hôm sau vì lo ngại về khả năng lãnh đạo của ông Trump cũng như các vấn đề kinh tế khác nổ ra. Trong một bản tin, Associated Press (AP) cho biết đăng tải mới nhất của ông Trump trên Twitter đã dấy lên lo ngại bất kì nỗ lực nào nhằm giảm quyền lực hoặc loại bỏ ông Powell khỏi cương vị chủ tịch Fed đều sẽ gây bất ổn cho nền kinh tế.

nga do loi gia dau giam vi fed tang lai suat
Ảnh minh họa

Chỉ trích từ phía Nga

Tuy nhiên, ông Trump không phải là người duy nhất chỉ trích Fed khi mới đây một nhân tố không ngờ tới là Nga cũng phàn nàn về chính sách của cơ quan này.

Ngày 27/12, người đứng đầu tập đoàn dầu mỏ Rosneft, Igor Sechin, cho rằng sự sụt giảm của giá dầu toàn cầu có liên quan mật thiết đến việc tăng lãi suất vừa được Fed công bố trong tuần trước. Ông còn dự đoán giá dầu sẽ ở mức 50 – 53 USD/thùng vào năm 2019, Oilprice.com đưa tin.

Điều đáng chú ý không chỉ dừng lại ở việc người đứng dầu một công ty dầu khí nước ngoài chỉ trích chính sách của Fed, mà làn sóng chỉ trích có thể lan rộng ra toàn cầu và gây ảnh hưởng đến tình hình chính trị nước Mỹ lẫn quốc tế.

Nhận định của ông Sechin không chỉ dấy lên lo ngại cho các công ty sản xuất dầu tại Nga về giá dầu giảm 40% kể từ khi đạt mức cao nhiều năm vào tháng 10 vì chính phủ Nga cũng đang quan ngại về vấn đề này.

Giá dầu sẽ tiếp tục ảm đạm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp diễn mặc dù thuế quan giữa hai nước sẽ tạm ngừng tăng cho đến ngày 2/3/2019. Theo đó, nhu cầu và sản lượng dầu mỏ sẽ tăng trưởng chậm trong năm 2019, chủ yếu đến từ Mỹ, Nga và Ả Rập Saudi – ba nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Nhân tố chưa xuất hiện

Nhân tố còn thiếu vắng trong bối cảnh thị trường dầu mỏ hiện nay chính là cách thị trường sẽ phản ứng trong tháng 1/2019 khi thỏa thuận giữa OPEC và các quốc gia đồng minh, đạt được hồi đầu tháng này nhằm cắt giảm 1,2 triệu thùng/ngày, sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung dầu.

Tính tới thời điểm hiện tại, có vẻ như thị trường đã giảm phần lớn lượng dầu, báo hiệu rằng cần phải có nhiều động thái can thiệp hơn, đặc biệt là từ hai nhà sản xuất dầu lớn gồm Arab Saudi và Nga.

Bên cạnh đó, nhiều người nhận định sản lượng dầu đá phiến của Mỹ sẽ giữ vững tốc độ tăng trưởng đã thiết lập trong năm 2019. Tuy nhiên, bất chấp giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao giao sau của Mỹ chỉ duy trì ở mức 40 USD, thấp hơn nhiều so với mức giá của một số nhà sản xuất khác, Mỹ vẫn sẽ đẩy mạnh hoạt động khai thác.

Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ

Trong tuần tính đến ngày 21/12, Baker Hughes cho biết, số lượng giàn khoan dầu và khí đốt mới đã tăng thêm 9 giàm, một đợt đảo chiều sau ba tuần trước giảm liên tiếp trước đó.

Tổng số giàn khoan dầu và khí đốt hoạt động tại Mỹ hiện đạt 1.080 giàn, với số giàn khoan dầu là 883 giàn sau khi tăng thêm 10 giàn khoan và số giàn khoan khí đốt giảm 1 xuống còn 197 giàn khoan, theo Baker Hughes.

Số giàn khoan dầu và khí đốt đã tăng 149 giàn so với cùng kì năm ngoái với 136 giàn khoan dầu.

Thu hẹp ngân sách nnhà nước

Nguy cơ khủng hoảng không chỉ ở mức cao đối với nền kinh tế toàn cầu, các công ty dầu mỏ và thị trường đang phát triển (vốn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi thị trường chứng khoán và dầu mỏ chao đảo, bên cạnh việc vật lộn với đồng USD quá mạnh), chính quyền Riyadh và Moscow cũng rời vào hoàn cảnh tương tự.

Nguyên nhân là ngân sách của hai nước này phụ thuộc phần nhiều vào doanh thu dầu mỏ. Trong khi Arab Saudi và Nga đều ghi nhận doanh thu từ dầu mỏ bấp bênh trong vòng hai tháng qua, Arab Saudi có khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn vì nền kinh tế của quốc gia này không đa dạng bằng Nga.

Xem thêm

Trần Nam Thi

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.