|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Mỹ Trung Quốc đạt thoả thuận thương mại: Hạn chế thiệt hại

20:14 | 13/10/2019
Chia sẻ
Mỹ - Trung Quốc vừa đạt thoả thuận thương mại - một thoả thuận tối thiếu, một giải pháp tình thế nhất thời, không mang tính tổng thể lâu bền. Tại sao? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.

Mỹ   Trung Quốc đạt thoả thuận thương mại: Hạn chế thiệt hại - Ảnh 1.

Thoả thuận vừa đạt chỉ liên quan tới một phần các biện pháp tăng thuế nhằm vào hàng hoá TQ. Biếm hoạ của trang globalvillagespace.com

Con số 13 xem ra không hẳn đem lại may mắn nhưng cũng không quá bất lành đối với mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Ở vòng đàm phán thương mại lần thứ 13 vừa rồi tại Washington (Mỹ), hai bên đã đạt được thoả thuận. 

Để đề cao ý nghĩa và tác động của thoả thuận này, Trung Quốc và Mỹ đều vừa hết lời tán dương nó lại vừa nhấn mạnh đấy chỉ là giai đoạn đầu và đề cập ngay đến giai đoạn hai.

Kết quả quá nhỏ bé và hình thức

Qua đó có thể thấy được ngay hai điều. Thứ nhất, cả hai bên đều mong muốn và cần có kết quả cụ thể ở vòng đàm phán này như thế nào. Và thứ hai, hai bên đề cao thoả thuận vừa đạt được để che dấu thực tế là kết quả ấy quá nhỏ bé và hình thức, không cơ bản và thực chất. 

Nó có được ý nghĩa chính trị và tác động tâm lí giúp cả hai bên trang trải nhu cầu đối nội. Nó mới chỉ giúp được cho hai bên hạn chế bớt thiệt hại thực tế mà 18 tháng xung khắc thương mại song phương đến nay đã gây ra cho cả hai bên. 

Nó hoàn toàn chưa thể là tín hiệu giúp tất cả có thể lạc quan một cách chính đáng thôi chứ chưa nói đến có thể là sự đảm bảo để rồi đây hai bên sẽ thành công với giai đoạn hai và xử lí được ổn thoả cuộc xung khắc thương mại.

Nhìn vào những gì ở thoả thuận này đã được hai bên công bố có thể thấy được rất rõ thực trạng nói trên.

Theo phía Mỹ, nhờ thoả thuận này mà Trung Quốc không bị phía Mỹ thực hiện biện pháp chính sách từ ngày 15/10 này tăng mức thuế quan bảo hộ thương mại đã áp dụng từ 25% lên 30% đối với 250 tỉ USD giá trị hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ. 

Nó không động chạm gì tới ý định của Mỹ áp thuế quan bảo hộ thương mại từ 5% đến 10% đối với thêm ít nhất 160 tỉ USD giá trị hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ. 

Cũng theo phía Mỹ, trong thoả thuận này, Trung Quốc cam kết sẽ thực hiện bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ và phát minh sáng chế, mở cửa thị trường Trung Quốc cho giới kinh tế Mỹ và đảm bảo để phía Mỹ tin rằng Trung Quốc không thao túng tiền tệ.

Tất cả đấy đều là những yêu cầu đòi hỏi lâu nay của Mỹ đối với Trung Quốc nhưng chẳng phải Mỹ lần nào đàm phán với Trung Quốc cho đến nay vẫn đều được nghe quả quyết của Trung Quốc và vẫn đều được Trung Quốc cam kết hay sao? Tổng thống Mỹ Donald Trump vốn đã gây dựng được thương hiệu riêng về thói quen hoặc cả thú vui nữa về thường xuyên thay đổi quan điểm và lạm dụng mỹ từ để đề cao kết quả nhỏ.

Cho nên có thể thấy Mỹ và Trung Quốc ở vòng đàm phán thương mại thứ 13 này đã đều chủ ý nhằm tới đạt được thoả thuận tối thiểu chứ không phải tối đa, đạt giải pháp tình thế nhất thời chứ không phải giải pháp tổng thể lâu bền. 

Hai bên cần cái danh của thoả thuận nhiều hơn là thực chất của thoả thuận. Hai bên mới chỉ tạm ngừng chiến thôi chứ chưa và bởi vì không thật lòng muốn chấm dứt cuộc xung khắc. 

Lí do ở chỗ hiện tại chưa phải là thời điểm thích hợp và đã hội tụ đủ điều kiện cần thiết cũng như tiền đề thuận lợi để có thể giải quyết được cuộc xung khắc và bởi xung khắc trong mức độ nhất định - tức là chừng nào cả hai bên còn kiểm soát và quản lí được tác động tích cực cũng như tiêu cực - vẫn có lợi không hề nhỏ đối với cả hai bên.

Ba khúc mắc chiến lược vẫn còn đó!

Kết quả như trên của vòng đàm phán thương mại này giữa Mỹ và Trung Quốc chưa làm chuyển biến cơ bản cuộc xung khắc thương mại giữa hai bên nói riêng và cặp quan hệ song phương này nói chung. Cả ba vấn đề khúc mắc nhất và có ý nghĩa chiến lược nhất giữa hai bên hiện đều vẫn chưa được giải quyết và cũng chưa thấy có triển vọng được giải quyết.

Vấn đề thứ nhất là cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào kế hoạch "Made in China 2025" của Trung Quốc. Chừng nào chưa làm cho Trung Quốc bị phá sản hay không thành công với kế hoạch này, chừng đó Mỹ còn cạnh tranh chiến lược quyết liệt với Trung Quốc.

Vấn đề thứ hai là Mỹ vẫn chưa có được những biện pháp đắc dụng và cơ chế hiệu quả để giám sát và kiểm chứng việc Trung Quốc thực hiện những cam kết với Mỹ về mở cửa thị trường, sửa đổi chính sách đầu tư nước ngoài, bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ và bí quyết công nghệ cũng như thật sự không thao túng tiền tệ.

Vấn đề thứ ba là Mỹ chưa giảm được đáng kể gì mức độ thâm hụt khổng lồ trong cán cân trao đổi thương mại song phương với Trung Quốc mà giảm mức thâm hụt này là một trong những cam kết tranh cử tổng thống trọng tâm của ông Trump ở Mỹ.

Cho nên thoả thuận tình thế tạm thời này rồi sẽ nhanh chóng hết tác dụng và không thể tránh khỏi bị đoản thọ.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Dịch Dung

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.