Một thế hệ thiếu vắng sự thấu cảm: 'Bố ơi, đừng dùng Google nữa. Con muốn nói chuyện với bố'
Một bài viết của Sherry Turkle.
Một thế hệ thiếu vắng sự đồng cảm
Theo giáo sư xã hội học Sherry Turkle, các cuộc đối thoại hai người luôn bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện điện thoại dù nó chỉ nằm bất động. Điện thoại sẽ khiến các cuộc trò chuyện có xu hướng xoay quanh những chủ đề dễ hiểu và ngắt quãng. Vào năm 2010, nghiên cứu của nhà tâm lý học xã hội Sara Konrath cho thấy, sự suy giảm trong khả năng đồng cảm ở sinh viên đại học lên đến 40%. Đặc biệt vào giai đoạn sau năm 2000.
Một khảo sát khác của Turkle cho thấy, học sinh tại những ngôi trường cho phép sử dụng thiết bị điện tử có ít khả năng đồng cảm và thấu hiểu. Chúng chăm chú nhìn vào màn hình trong giờ ăn trưa và chỉ bàn tán về những gì xảy ra ở thế giới thu thỏ đó. Và thậm chí còn cảm thấy bình thường khi bị tách biệt khỏi bạn bè đồng trang lứa.
Vào năm 2014, nhà tâm lý học Yalda T. Uhls đã làm một thí nghiệm về trẻ em sống ở môi trường phi thiết bị điện tử. Sau năm ngày không dùng điện thoại và máy tính bản, chúng đã trò chuyện với nhau, học được cách chú ý, lắng nghe và đặt mình vào vị trí của người khác.
Kiểu trò chuyện mặt đối mặt cho phép ta học cách giao tiếp bằng mắt, quan sát cử chỉ và phân tích giọng điệu. Chính những hỉ, nộ, ái, ố sinh ra trong quá trình này mang con người đến gần nhau hơn.
Vì sao ta khó vượt qua "Quy tắc bảy phút"?
Phải mất ít nhất bảy phút kiểm chứng chất lượng của một cuộc trò chuyện. Và vì sao trong bảy phút đó, người trẻ không thể ngừng liếc nhìn điện thoại?
Vì họ thường không đủ kiên nhẫn. Và sau đây là lý do khiến hai nhà tâm lý học Howard Gardner và Katie Davis gọi là "thế hệ ứng dụng". "Thế hệ ứng dụng" là những chung sống với các ứng dụng có sẵn trên điện thoại từ khi còn rất nhỏ. Điều này dần hình thành xu hướng thiếu kiên nhẫn và luôn trông chờ vào những phản hồi nhanh chóng (như cách mà một ứng dụng thường làm để phục vụ khách hàng). Thái độ này sẽ dẫn đến sự thiếu đồng cảm trong tình bạn và tác động tiêu cực đến tâm lý xã hội.
Rèn luyện khả năng thấu cảm khi ở một mình
Ở một mình giúp ta hiểu hơn về bản thân. Và khi đã an tâm về chính mình, ta mới có thể lắng nghe những gì người khác nói và biết đặt mình vào vị trí của người khác. Nó tạo nên cách nhìn nhận trực quan và không độc đoán.
Tuy nhiên, điều đó chỉ xảy ra khi không có sự quấy rầy của công nghệ. Trong một nghiên cứu của nhà tâm lý học Timothy D. Wilson, khi được yêu cầu ở một mình, ngồi yên mà không ngủ gật trong 6 - 15 phút, thay vì sử dụng thời gian này để suy nghĩ thì người tham gia thí nghiệm chọn cách tiêu khiển bằng điện thoại.
Im lặng là khi bản chất được bộc lộ rõ nhất. Thời gian ở một mình giúp nâng cao khả năng tập trung, tưởng tượng và lắng nghe bản thân. Điều này sẽ giúp cải thiện năng suất làm việc giảm căng thẳng. Khi cần tập trung và suy ngẫm hãy sử dụng tính năng "không làm phiền" trên iPhone hoặc chuyển các thiết bị điện tử sang chế độ im lặng.
Dừng Google và bắt đầu trò chuyện
Bạn vẫn có thể rời xa điện thoại trong giây lát mà đúng không? Hãy lên kế hoạch để xác định thời gian làm việc cụ thể và chỉ sử dụng chúng khi cần thiết. Ở nơi làm việc, sự giao tiếp giữa các nhân viên sẽ giúp năng suất làm việc được tăng cao.
Trong một cuộc phỏng vấn của Turkle tại trại hè trẻ em, một bé gái đã kể về kỷ niệm trong buổi ăn tối cùng bố mình. Khi bé gái thấy bố bắt đầu lấy trong túi ra một chiếc điện thoại, cô bé đã nói "Bố ơi, đừng dùng Google nữa. Con muốn nói chuyện với bố."
Vì vậy, hãy cố gắng giao tiếp với người thân trong những bữa ăn hằng ngày và bắt chuyện với họ bất cứ khi nào bạn có thể. Và những đứa trẻ cũng cần được trò chuyện, do đó ta nên dành thời gian để chăm sóc chúng thay vì quá phụ thuộc vào các thiết bị điện tử.