|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch (Arbitrage Pricing Theory) là gì? Công thức tính và ví dụ

18:58 | 06/05/2020
Chia sẻ
Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch (tiếng Anh: Arbitrage Pricing Theory) là mô hình định giá tài sản dựa trên ý tưởng rằng, lợi nhuận kì vọng của tài sản được tính bằng mối quan hệ giữa lợi nhuận kì vọng và các biến kinh tế vĩ mô.
Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch (Arbitrage Pricing Theory) là gì? Công thức tính và ví dụ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: E-International Relations)

Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch

Khái niệm

Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch trong tiếng Anh là Arbitrage Pricing Theory.

Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch là mô hình định giá tài sản đa yếu tố dựa trên ý tưởng rằng, lợi nhuận của một tài sản có thể được dự đoán bằng cách sử dụng mối quan hệ tuyến tính giữa lợi nhuận kì vọng của tài sản và một số biến kinh tế vĩ mô có rủi ro hệ thống.

Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch là một công cụ hữu ích để phân tích danh mục đầu tư từ góc độ đầu tư theo giá trị, mục đích để xác định chứng khoán có thể tạm thời bị định giá sai hay không.

Công thức mô hình Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch

Công thức tính lợi nhuận kì vọng của lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch là:

Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch (Arbitrage Pricing Theory) là gì? Công thức tính và ví dụ - Ảnh 2.

Hệ số beta trong mô hình lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch được ước tính bằng cách sử dụng hồi qui tuyến tính. Nói chung, lợi nhuận chứng khoán trong quá khứ được hồi qui dựa trên yếu tố để ước tính hệ số beta.

Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch hoạt động như thế nào?

Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch được phát triển thay thế cho mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Không giống như CAPM giả định thị trường hoạt động hoàn hảo, lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch giả định thị trường đôi khi định giá sai giá trị của chứng khoán. Thị trường sau đó sẽ điều chỉnh và chứng khoán quay trở lại giá trị hợp lí.

Sử dụng lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch, các nhà định giá sẽ tận dụng những sai lệch so với giá trị thị trường hợp lí.

Tuy nhiên, đây không phải là một lí thuyết định giá không có rủi ro, bởi vì các nhà đầu tư cho rằng mô hình này là chính xác và cứ thực hiện giao dịch theo định hướng mà không chốt lợi nhuận phi rủi ro.

Ví dụ về cách sử dụng Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch

Ví dụ: bốn yếu tố sau đã được xác định yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của cổ phiếu và mức độ nhạy cảm của lợi nhuận cổ phiếu đối với từng yếu tố:

- Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP: ß = 0,6, f1= 4%

- Tỉ lệ lạm phát: ß = 0,8, f2 = 2%

- Giá vàng: ß = -0,7, f4 = 5%

- Lợi nhuận chỉ số SP500: ß = 1.3, f5 = 9%

- Tỉ lệ phi rủi ro là 3%

Sử dụng công thức tính Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch, lợi nhuận kì vọng được tính như sau:

E(R) = 3% + (0,6 x 4%) + (0,8 x 2%) + (-0,7 x 5%) + (1,3 x 9%) = 15,2%

(Theo Investopedia)

Minh Hằng