Kì hạn hiện hành (Current Maturity) là gì? Đặc điểm của kì hạn hiện hành
Kì hạn hiện hành
Khái niệm
Kì hạn hiện hành trong tiếng Anh là Current Maturity.
Kì hạn hiện hành là khoảng thời gian giữa ngày hiện tại và ngày đáo hạn của trái phiếu. Kì hạn hiện hành cho biết còn bao lâu thì trái phiếu đáo hạn, và đây là một số liệu quan trọng để xác định giá trị của trái phiếu.
Đặc điểm của Kì hạn hiện hành
Các đặc điểm chính của trái phiếu bao gồm: lãi suất, mệnh giá và kì hạn.
Ngày đáo hạn là ngày mà tổ chức phát hành hoàn trả cho chủ trái phiếu các khoản đầu tư gốc và lãi cuối cùng đến hạn. Đối với trái phiếu dồn tích và trái phiếu không lãi suất, ngày đáo hạn là ngày mà các nhà đầu tư trái phiếu nhận được khoản tiền gốc cộng với bất kì khoản lãi tích luỹ nào trên trái phiếu. Có nhiều loại kì hạn khác nhau mà các nhà đầu tư sử dụng khi đề cập đến trái phiếu.
"Kì hạn ban đầu" là thời gian giữa ngày phát hành và ngày đáo hạn. Ngày này được bao gồm trong một giao dịch trái phiếu tại thời điểm phát hành. Một nhà đầu tư mua trái phiếu vào ngày phát hành sẽ được cho biết kì hạn ban đầu là bao nhiêu.
Kì hạn hiện hành là thời gian còn lại trước khi trái phiếu đáo hạn và rút khỏi thị trường. Các nhà đầu tư mua trái phiếu sau ngày phát hành trái phiếu thường nhìn vào kì hạn hiện hành để định giá trái phiếu.
Ví dụ: giả sử nhà đầu tư mua trái phiếu vào năm 2018. Trái phiếu ban đầu được phát hành vào năm 2010 với ngày đáo hạn vào năm 2030. Kì hạn hiện hành của trái phiếu là 12 năm, được tính bằng chênh lệch thời gian giữa năm 2018 và 2013, mặc dù kì hạn ban đầu là 20 năm. Khi số năm trôi qua, kì hạn hiện hành sẽ giảm dần cho đến khi nó trở thành số 0 vào ngày đáo hạn. Chẳng hạn, năm 2025, kì hạn hiện hành sẽ là 5 năm.
Càng lâu đến ngày đáo hạn, các khoản thanh toán lãi có thể được mong đợi càng nhiều. Trong một công ty bình thường, có thể có một số trái phiếu có kì hạn hiện hành so le dẫn đến trái phiếu hết hạn vào các thời điểm khác nhau.
Kì hạn hiện hành của các khoản nợ dài hạn
Kì hạn hiện hành của một khoản nợ dài hạn của một công ty là một phần nợ phải trả trong 12 tháng tới. Vì phần nợ tồn đọng này cần phải thanh toán trong năm, nó được xoá khỏi mục khoản nợ dài hạn và được ghi nhận là một khoản nợ hiện hành trên bảng cân đối kế toán của công ty. Bất kì khoản tiền nào được hoàn trả sau 12 tháng được ghi nhận là một khảon nợ dài hạn.
Ví dụ, giả sử một công ty có khoản nợ tồn đọng 120.000 đô la được trả dần trong 6 năm tới, mỗi lần 20.000$. 20.000$ sẽ được ghi nhận là phần tiền của khoản nợ dài hạn cần phải thanh toán trong năm. 100.000$ sẽ được ghi nhận là khoản nợ dài hạn. Khoản nợ dài hạn của công ty có thể đột nhiên được phân loại là khoản nợ có kì hạn hiện hành nếu như công ty đang chậm thanh toán khoản vay. Trong trường hợp này, toàn bộ khoản vay sẽ phải trả ngay lập tức khi phát sinh việc thanh toán trễ, khiến nó trở thành một khoản vay ngắn hạn.
(Theo Investopedia)