Khủng hoảng tiền tệ lan tràn, tháng 8 tồi tệ với các thị trường mới nổi
Chỉ số MSCI EM của tiền tệ các nước mới nổi đã giảm 2,2% trong tháng 8 (tính đến 1h33 pm London) và giảm tháng thứ năm liên tiếp, thời gian giảm dài nhất kể từ tháng 9/2015. Đồng rand của Nam Phi có diễn biến tồi tệ nhất trong khi đồng lira phục hồi sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tăng thuế tiền gửi bằng USD.
Diễn biến tiền tệ và chứng khoán của thị trường mới nổi trong tháng 8 |
Tại châu Á, đồng rupiah của Indonesia giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1998, trong khi đồng rupee của Ấn Độ thiết lập mức giảm hàng tháng lớn nhất trong ba năm và mức đáy mới.
Nhiều nhà đầu tư, bao gồm cả BlackRock Inc. và Pacific Investment Management Co., đã xem việc sụt giảm tại các thị trường mới nổi như một cơ hội để tìm lại sự phục hồi ở chứng khoán có khả năng hưởng lợi từ tốc độ tăng trưởng vượt xa những nước giàu trong dài hạn.
Nhưng điều đó không diễn ra trong tháng này khi mà cổ phiếu công ty của các nước phát triển cho thấy sự vượt trội với lợi nhuận ổn định.
"Tai họa" mới nhất của lớp tài sản mới nổi đến từ Argentina, nơi đồng peso giảm xuống mức thấp kỷ lục, khiến các nhà hoạch định chính sách tăng lãi suất cơ bản lên tới 60%. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, tin về Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương từ chức đã đã "đánh chìm" lira.
Cùng với đó, Tổng thống Donald Trump được cho là đang tiến lên với kế hoạch áp đặt mức thuế mới trên Trung Quốc ngay sau tuần tới.
Lo ngại lan tràn
Koji Fukaya, giám đốc điều hành của FPG Securities Co. tại Tokyo cho biết: “Các vấn đề của Argentina có thể sẽ khiến các nhà đầu tư tập trung vào các thị trường mới nổi với những yếu tố cơ bản yếu hơn, dẫn đến việc bán khống tại các nước này như đã xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ" và “Tài sản của Argentina không có khả năng tăng trở lại nhờ sự hỗ trợ của IMF bởi vì chưa có bất kỳ cải tiến cơ bản nào ở nước này”.
Cuộc khủng hoảng tiền tệ mới nhất ở Argentina làm tăng thêm các "làn gió" đang diễn ra tại các thị trường mới nổi bao gồm: kết thúc của kỷ nguyên tiền tệ rẻ, triển vọng của một cuộc chiến thương mại toàn cầu, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và những bất ổn chính trị sâu sắc ở những nơi như Brazil.
Đồng rupiah giảm xuống còn 14.750 IDR/USD, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, trong khi đồng tiền Ấn Độ trượt qua mức 71 chưa từng thấy so với đồng USD.
Châu Á cần phải "bảo vệ chống lại sự tự mãn" đặc biệt là đối với những thâm hụt tài chính và trong tài khoản vãng lai. Các nhà chiến lược bao gồm Philip Wee tại DBS Group Holdings Ltd. đã viết trong một lưu ý: "Với căng thẳng thương mại đe dọa bùng nổ vào một cuộc chiến thương mại toàn diện, khu vực này đang trong cảnh báo về sự chảy ra của các dòng vốn".
Nhiều đồng tiền liên tiếp giảm giá so với USD (Ảnh minh hoạ) |
Đồng rand của Nam Phi đã giảm gần 10% trong tháng. Đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ giảm trong bốn ngày sau khi chính phủ tăng thuế tiền gửi bằng USD (đối với kỳ hạn từ 1 năm trở xuống) và loại bỏ 10% thuế trên tài khoản lira (với kỳ hạn dài hơn 1 năm).
Không chỉ là cuộc chiến tranh tiền tệ giữa các nền kinh tế đang phát triển. Một chỉ số theo dõi cổ phiếu của các nước này đã giảm hơn 3%, trong khi chỉ số Bloomberg Barclays ghi nhận mức giảm hơn 2%.
Một số nhà phân tích cho rằng châu Á vẫn là một thiên đường đầu tư bởi vì những yếu tố cơ bản của nền kinh tế mạnh mẽ.
Trong tháng 8, đồng peso của Argentina đã giảm 29% so với đồng USD, diễn biến xấu nhất trong số các đồng tiền chính trên thị trường mới nổi được Bloomberg theo dõi. Đồng tiền của Thổ Nhĩ Kỳ theo sát phía sau, với mức giảm 26%.
Đồng baht của Thái Lan và won của Hàn Quốc là hai đồng tiền có lợi thế so với đồng USD tăng giá 1,7% và 0,5% so với USD.