|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Không mạnh miệng chỉ trích Đức và Nhật Bản như Trung Quốc, Tổng thống Trump 'trắng tay' trở về sau hội nghị G7?

14:49 | 28/08/2019
Chia sẻ
Theo CNBC, từ góc độ thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ, Tổng thống Donald Trump sắp trắng tay trở về nhà sau cuộc họp nhóm G7 tại Pháp, bởi lần này ông dường như quá mềm mỏng và ngại lên tiếng về vấn đề thương mại với Đức và Nhật Bản.
106095904-1566736982758gettyimages-1163805286

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Tổng thống Trump khi tham dự hội nghị nhóm G7 tại Biarritz, Pháp. (Ảnh: AFP)

CNBC cho rằng, mục tiêu chính của ông Trump lẽ ra phải là buộc Đức và Nhật Bản hạn chế xuất xuất và tăng cường nhu cầu nội địa yếu ớt của hai nước này, khi mà hoạt động xuất khẩu của mỗi nước lần lượt chiếm 47% và 18% GDP.

Bên cạnh đó, ngăn chặn Liên minh châu Âu (EU) - khối kinh tế do Đức dẫn dắt, và Nhật Bản tạo ra mức thặng dư lớn và có hệ thống (ước tính khoảng 240 tỉ USD trong năm nay) đối với thương mại Mỹ.  Khoản thâm hụt thương mại khổng lồ này đã buộc Washington phải ra sức hỗ trợ bằng cách tăng nợ nước ngoài ròng.

Con số 240 tỉ USD trên thể hiện thâm hụt thương mại hàng hóa giữa Mỹ với EU và Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm nay (so với cùng kì năm ngoái), phần lớn sẽ được tính vào khoản tiền 10 nghìn tỉ USD nợ nước ngoài ròng ghi nhận vào cuối quí I/2019.

Tuy nhiên, việc ngăn chặn khoản thâm hụt thương mại này gia tăng chỉ là một phần trong "chiến thắng" mà Mỹ giành được nếu ông Trump thay đổi thành công chủ nghĩa trọng thương tư lợi của hai hệ thống kinh tế lớn nói trên, hiện chiếm khoảng 1/5 nền kinh tế thế giới này.

Trên thực tế, Tổng thống Trump đã từng có thể làm được điều đó. Ông là một vị tổng thống Mỹ khiến nhiều người nể sợ và là nhân vật duy nhất trên thế giới có thể khiển trách châu Âu và Nhật Bản vì hành vi tồi tệ của họ.

Đức "hút máu" Mỹ thông qua thăng dư thương mại nhưng không nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế nội địa

Trong năm nay, EU và Nhật Bản dự kiến sẽ cùng nhau bỏ túi khoảng 650 tỉ USD thặng dư thương mại, thay vì giúp thúc đẩy nền kinh tế thế giới đang suy yếu.

Không thể hoàn thành nhiệm vụ trên chỉ là một ví dụ khác về việc ông Trump mất đi một lí lẽ chính đáng để nêu ra các hành vi thương mại sai trái tại hội nghị G7 - một diễn đàn quốc tế hoàn toàn phù hợp cho mục đích này.

Pháp - chủ nhà hội nghị G7 năm nay vốn có liên hệ mật thiết với Đức và Ủy ban châu Âu, đã nỗ lực hết mức có thể để né tránh vấn đề thương mại vì EU và Nhật Bản biết rõ rằng họ đang kiếm lời lớn từ sau lưng nước Mỹ và phần còn lại của thế giới.

Lí lẽ chính đáng mà ông Trump đã làm hỏng là gì?

Trong phần lớn giai đoạn hậu Thế chiến II, Tổng thống Trump có thể đã nhận thấy thặng dư thương mại giữa "con chim đầu đàn" của EU với Mỹ ngày càng tăng.

Trong 6 tháng đầu năm nay, thặng dư thương mại của Đức với Mỹ đạt 32 tỉ USD, gần như không thay đổi so với cùng kì năm ngoái.

Thực trạng đó buộc phải thay đổi và cách duy nhất chính là loại bỏ Đức ra khỏi chuỗi ngày "hút máu" thương mại Mỹ để tạo ra tăng trưởng kinh tế lớn hơn từ nhu cầu trong nước.

Mong muốn nói trên hiện không thể cụ thể hóa. Nền kinh tế Đức đang vật lộn với các dấu hiệu suy thoái và dự báo chính thức cho thấy suy thoái theo chu kì sẽ tiếp tục, nhưng có khả năng xuất hiện một số cải thiện mới vào cuối năm nay.

Thủ tướng Đức Angela Merkel lại không hề có động thái nào để "chữa lành" nền kinh tế đang trồi sụt của bà.

Do đó, Đức (chiếm khoảng 1/3 nền kinh tế EU) đang đẩy phần còn lại của lục địa châu Âu vào tình trạng khó khăn, thất nghiệp gia tăng và giảm phát giá.

Mỹ nên tuyên chiến với nước Đức bằng thuế nhập khẩu xe hơi

Tuy nhiên, người dân Đức và phần còn lại của EU lại đang đổ lỗi cho ông Trump vì tình trạng bất ổn trên. Theo họ, Tổng thống Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Đó chính là cơn phẫn nộ mà ông Trump nghe thấy tại hội nghị G7.

Giới quan sát chưa từng thấy ông bảo vệ những nỗ lực của mình trong việc giảm tình trạng mất cân bằng thương mại quá mức của Mỹ hay bày tỏ lo ngại về vấn đề Đức khiến thị trường châu Âu thu hẹp dần.

Châu Âu là điểm đến cho khoảng 600 tỉ USD hàng hóa xuất khẩu của Mỹ, tương đương 1/4 tổng doanh số bán hàng ra nước ngoài của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Thực trạng rất đáng lo ngại. Ông Trump ít nhất có thể hỏi người Đức tại sao họ từ chối hỗ trợ nền kinh tế nước mình cũng như châu Âu thông qua cắt giảm thuế và chi tiêu công ngay tại thời điểm họ ghi nhận mức thặng dư ngân sách 2,3% GDP.

Berlin không có lí do chính đáng nào để cho phép nền kinh tế rơi vào suy thoái dưới các trường hợp này. Lí do duy nhất cho thái độ nói trên là chính phủ của Thủ tướng Merkel từ chối thay đổi chiến lược kinh tế hướng đến xuất khẩu đầy ích kỉ của họ.

Và thật trớ trêu khi ông Trump dường như không hiểu ra rằng Đức muốn phát triển nền kinh tế bằng cách tăng xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ trong năm 2020 thông qua các kích thích tài khóa và tiền tệ.

Phản ứng của ông Trump không cần phải quá phức tạp. Ngay khi quay trở lại chiếc Air Force One, Tổng thống Mỹ nên đăng lên Twitter rằng ông sẽ tăng thuế nhập khẩu đối với ô tô Đức lên 25%, có hiệu lực ngay lập tức.

Nếu bước đi này được thực hiện, Mỹ sẽ cân bằng thế trận với EU, bởi chính Đức và EU đang áp thuế tương tự lên xe nhập khẩu của Mỹ.

Người dân châu Âu vốn đã chịu đau khổ từ lâu, mà dẫn đầu là người dân Pháp, sẽ rất vui mừng. Pháp hiện là nạn nhân lớn nhất châu Âu do chính sách kinh tế của Đức.

Đức đang "hút" hơn 40 tỉ euro/năm từ Pháp - một quốc gia hiện phải vật lộn với tình trạng xã hội bất ổn, 2,6 triệu người thất nghiệp (tương đương 8,7% lực lượng lao động) và 600.000 người trẻ không có việc làm (cao kỉ lục tại EU).

Mặc dù vậy, Paris không dám lên tiếng chống lại các chính sách kinh tế kìm hãm tăng trưởng của Đức.

Nhật Bản không mặn mà với hàng hóa Mỹ, kí kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Nhật liệu có lợi?

Truyền thông Nhật Bản tuyên bố rằng thỏa thuận thương mại Mỹ - Nhật có thể được kí kết vào cuối tháng tới.

Khi điều đó trở thành hiện thực, người ta sẽ phải xem lại số liệu thương mại vì thịt bò, thịt heo và các sản phẩm từ sữa của Mỹ có thể không phù hợp với khẩu vị của Nhật Bản.

Trong khi các mẫu xe Chevy Silverados, Dodge Rams và Ford Ranger có lẽ cũng quá lớn lao với khách mua Nhật Bản. Vốn có năng lực cạnh tranh đáng kể, sản phẩm xe bán tải của các ông lớn ngành xe hơi Nhật Bản được nhắm đến như Toyota, Nissan và Isuzu lại khá ổn.

Mặc dù thỏa thuận thương mại với Nhật Bản dự kiến kí kết vào cuối tháng tới, chưa rõ thặng dư thương mại của nước này đối với thương mại Mỹ sẽ thay đổi đáng kể đến đâu.

Ông Trump nên đẩy mạnh nỗ lực tăng doanh số bán hàng của Mỹ tại EU và Nhật Bản. Điều đó sẽ hỗ trợ nền kinh tế Mỹ đáng kể và lâu dài. 

 Ngược lại, một động thái thúc đẩy tài khóa/tiền tệ không đảm bảo đối với nền kinh tế, khi vận hành vượt giới hạn vật lí của tăng trưởng, sẽ bị rò rỉ ra ngoài thông qua việc tăng hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác.

Chẳng hạn, năm ngoái, nhập khẩu của Mỹ đã tăng nhanh hơn 1,5% so với mức tăng trưởng của nhu cầu và sản lượng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Yên Khê

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.