|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Khi các đại gia trên sàn chứng khoán lấn sân làm nông nghiệp

17:05 | 13/09/2018
Chia sẻ
Với việc nhìn nhận ngành nông nghiệp có nhiều tiềm năng, có khá nhiều đại gia trên sàn chứng khoán như Hoàng Anh Gia Lai, Thaco, Hòa Phát, Vingroup, FLC....quan tâm và quyết định rút hầu bao, đầu tư vào ngành này.

Những vướng mắc trong đầu tư vào nông nghiệp vẫn luôn rào cản đối với các doanh nghiệp khi họ muốn lấn sân sâu vào ngành này.

Không chỉ phụ thuộc vào thiên nhiên, ngành nông nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng “giải cứu” nông sản triền miên từ năm này sang năm khác khi sản phẩm làm ra không tìm được thị trường tiêu thụ. Ngoài ra còn có những vấn đề thường trực khác như mất vệ sinh an toàn thực phẩm, không đáp ứng được chuỗi giá trị khu vực…

Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều đại gia trên sàn chứng khoán như Hoàng Anh Gia Lai, Thaco, Hòa Phát, Vingroup, FLC....quan tâm và quyết định rút hầu bao đầu tư vào ngành này, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Vậy điều gì đã khiến các đại gia này xem nông nghiệp là một miếng bánh hấp dẫn như vậy?

khi cac dai gia tren san chung khoan lan san lam nong nghiep

Cú bắt tay lịch sử giữa đại gia Thaco với Hoàng Anh Gia Lai

Nhận định nông nghiệp Việt Nam không thể tiếp tục phát triển nếu không có sự tham gia của máy móc công nghiệp, ông Trần Bá Dương, CTCP ô tô Trường Hải (Thaco) đã quyết định dấn thân để tạo ra một điển hình chuẩn trong sản xuất nông nghiệp.

Ngoài việc phối hợp với Tập đoàn Lộc Trời xây dựng tổ hợp công nghiệp sau thu hoạch lúa tại miền Bắc, mới đây, Thaco đã quyết định bắt tay với CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã: HAG).

Ông Dương cho biết đầu năm 2018, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HAGL có đến gặp và nhờ giúp đỡ những khó khăn mà HAGL đang gặp phải như thiếu vốn để gia tăng diện tích cây ăn trái, thiếu vốn thanh toán nợ đến hạn.

Đồng thời, ông Đức mời ông Dương đầu tư, vực dậy lĩnh vực nông nghiệp và hoàn thành dự án bất động sản tại Myanmar của HAGL.

Theo cam kết trong thỏa thuận đầu tư, cá nhân ông Dương sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc tái cấu trúc HAGL trong đó trong đó có tái cơ cấu nợ và thu xếp vốn đầu tư để thực hiện chiến lược phát triển bền vững, dựa trên 3 giải pháp đồng bộ là: ứng dụng công nghệ cao một cách phù hợp theo lộ trình; quản trị bằng ứng dụng công nghệ thông tin trên cơ sở số hóa và cơ giới hóa cho tất cả các khâu trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp: từ canh tác đến thu hoạch, vận chuyển, lưu kho, chế biến chuyên biệt theo nhóm cây ăn trái và cây công nghiệp với tổng vốn đầu tư tiếp ước khoảng 12.000 tỷ đồng.

Đồng thời, HAGL sẽ ứng dụng mô hình quản trị giao khoán trong nội bộ, tiến đến áp dụng nhân rộng hợp tác với nông dân bên ngoài, góp phần tạo ra chuỗi giá trị cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

khi cac dai gia tren san chung khoan lan san lam nong nghiep Sau 'hôn nhân' với Thaco, HAGL Agrico tăng thêm 1.000 ha trồng chuối so với kế hoạch
khi cac dai gia tren san chung khoan lan san lam nong nghiep Cuộc 'hôn nhân' Thaco – HAGL: 'Ông góp chân giò, bà thò chai rượu'

FLC "rót vốn" vào dự án nông nghiệp công nghệ cao

Không chỉ tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi là bất động sản, Tập đoàn FLC cũng theo chân các đại gia trên sàn nhảy vào mảng nông nghiệp.

Năm 2017, phương án sáp nhập Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản FAM vào Tập đoàn được đại hội cổ đông thông qua với hơn 90% phiếu tán thành.

Tập đoàn FLC cho biết, mục đích của việc sáp nhập là mở rộng đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp sạch trên quy mô lớn. Điều đáng nói là dù đại hội thông qua nhưng nhiều nhiều cổ đông không hề được ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC trình bày hay giải thích về tình hình hoạt động của FAM.

khi cac dai gia tren san chung khoan lan san lam nong nghiep ĐHĐCĐ FLC: 'FLC đang nhận sáp nhập cái gì vậy?'

Sau khi sáp nhập, hồi tháng 4 năm nay, tại buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn FLC dự kiến đầu tư 3 dự án vùng nông nghiệp công nghệ cao tại Quảng Trị bao gồm: Dự án vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao FAM tại huyện Cam Lộ với tổng vốn đầu tư 900 tỷ đồng, vị trí dự án thuộc địa giới xã Cam Tuyền; Dự án vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao FAM tại huyện Triệu Phong, vị trí dự án thuộc địa giới xã Triệu Trạch và Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao FLC Biscom tại huyện Vĩnh Linh, vị trí dự án thuộc địa giới các xã Vĩnh Chấp, Vĩnh Tú.

Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao mà Tập đoàn FLC sẽ triển khai thực hiện gồm các loại cây trồng chủ yếu: ớt, chanh dây, cam, thanh long… và một số loại cây trồng nhập khẩu khác để chế biến đóng gói xuất khẩu và phục vụ nhu cầu trong nước, đặc biệt là các khu nghỉ dưỡng của Tập đoàn FLC.

khi cac dai gia tren san chung khoan lan san lam nong nghiep

Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết trong một lần đến thăm nông trại FLC FAM tại Quy Nhơn. Ảnh: facebook ông Trịnh Văn Quyết

Tuy nhiên, đầu tư nông nghiệp không hề đơn giản khi mới đây bà Hương Trần Kiều Dung – Tổng giám đốc đã phải “kêu khó” với Thủ tướng về vấn đề quỹ đất làm nông nghiệp của Tập đoàn FLC.

Bà Dung cho biết, hiện nay Việt Nam có khoảng 82% diện tích đất làm nông nghiệp nhưng phần lớn quỹ đất đã được giao cho các hộ dân với quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Bởi vậy, việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sẽ gặp khó khăn về quỹ đất. Bên cạnh đó, nhiều diện tích đất hiện nằm trong tay các nông, lâm trường nhưng các đơn vị này hoạt động không hiệu quả.

Khi đại gia ngành thép đi buôn trứng gà

Xuất thân là một đại gia lão làng trong ngành thép, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) cũng đang có kế hoạch xen ngang làm nông nghiệp như FLC và Thaco.

khi cac dai gia tren san chung khoan lan san lam nong nghiep
Lô gà giống siêu trứng đầu tiên của Hòa Phát (Nguồn: Hòa Phát)

Bước đi đầu tiên của Hòa Phát là thành lập Công ty TNHH MTV Thương mại và sản xuất Thức ăn Chăn nuôi Hòa Phát vào 2015. Hoạt động chính của công ty là chăn nuôi, chế biến thức ăn gia súc và các ngành nghề liên quan đến nông nghiệp.

Trong năm 2017, mảng nông nghiệp đóng góp 6% vào tổng doanh thu của tập đoàn, và khoảng 1% vào tổng lợi nhuận, tương đương khoảng 80 tỷ đồng.

Hòa Phát cho biết Tập đoàn vẫn tiếp tục cam kết nuôi dưỡng lĩnh vực nông nghiệp và tiến tới thực hiện mục tiêu lâu dài đã đề ra. Theo đó, Tập đoàn dự kiến cung cấp ra thị trường 20 triệu quả trứng gà thương phẩm và gia tăng sản lượng bò Úc trong năm 2018.

Hiện nguồn cung trứng gà của Hòa Phát chủ yếu đến từ hai trại gà đẻ thương phẩm với quy mô 600.000 con gà mái đẻ/năm mỗi trại tại Đồng Nai và Phú Thọ. Bên cạnh đó, Hòa Phát cũng sở hữu một trang trại gà tại Phú Thọ với quy mô 22.000-25.000 con.

Ở mảng chăn nuôi heo, từ năm 2016, Công ty Chăn nuôi Phước Hòa, công ty con của Tập đoàn Hòa Phát, đã triển khai dự án trại nuôi heo lớn tại địa phận xã Minh Đức, Bình Phước.

Sản lượng thức ăn chăn nuôi trong năm 2018 dự kiến tăng 30% so với năm 2017. Hòa Phát đặt mục tiêu trong 5 năm tới sẽ đạt 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi/năm, 450.000 đầu heo thương phẩm/năm, 75.000 bò thịt/năm và 300 triệu trứng gà sạch/năm.

Bên cạnh ba doanh nghiệp nói trên, còn có những đại gia khác chen chân vào nông nghiệp có thể kế đến như Tập đoàn Vingroup với VinEco, chuyên tập trung vào sản xuất rau củ quả sạch các loại. Đến thời điểm hiện nay, VinEco sở hữu 15 nông trường trải dài trên khắp toàn quốc như Hà Nam, Quảng Ninh, Đồng Nai, TP HCM…

Năm 2015, Tập đoàn FPT đã hợp tác với công ty Fujitsu xây dựng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây vào nông nghiệp để trồng thử nghiệm một số loại rau quả hoàn toàn tự động tại Hà Nội.

Hay như đại gia nghìn tỷ Geleximco đã tiến quân vào nông nghiệp cách đây 4-5 năm trước. Năm 2017, công ty tiếp tục đầu tư với số vốn 1.200 tỷ đồng vào dự án trồng lúa chất lượng cao, khu nuôi trồng thủy hải sản kết hợp dịch vụ sinh thái tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Xem thêm

Minh Anh

Giá vé đường sắt cao tốc Bắc - Nam dự kiến bằng 75% hàng không là đắt hay rẻ?
Không phải mất thời gian di chuyển đến sân bay, chờ cất hạ cánh mà chỉ vẫn làm việc bình thường trên tàu điện nhờ có kết nối internet là lợi ích vượt trội đường sắt cao tốc. Vì vậy, giá vé đường sắt cao tốc dù cao vẫn có thể cạnh tranh được với hàng không.