|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hiệu quả và thời gian bảo vệ của các loại vắc xin COVID-19 đã và sắp về Việt Nam

08:43 | 20/07/2021
Chia sẻ
Từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022, Việt Nam sẽ triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử với mục tiêu tiêm vắc xin COVID-19 cho khoảng 75 triệu người với 150 triệu mũi tiêm trong nửa cuối của năm 2021 và đầu năm 2022.

Tại Việt Nam, đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt 6 loại vắc xin COVID-19 gồm AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sputnik V, Vero Cell và Janssen, đều có hiệu quả từ 62-95%. 

Cập nhật đến ngày 19/7, Việt Nam đã nhận hơn 10,6 triệu liều vắc xin COVID-19, trong đó có tới 7,1 triệu liều là AstraZeneca; vắc xin Moderna 2 triệu liều, Pfizer 194.200 liều...Trong tuần này, Việt Nam sẽ nhận 3 triệu liều vắc xin Moderna do Chính phủ Mỹ viện trợ thông qua cơ chế COVAX.

Hiệu quả và thời gian bảo vệ của 6 loại vắc xin COVID-19 Việt Nam đã phê duyệt như sau.

Vắc xin

Số liều

Hiệu quả

Thời gian 

bảo vệ

Hiệu quả với 

các biến thể

AstraZeneca


2 liều (cách nhau 8 -12 tuần)

62 – 90%

(Khoảng cách giữa hai liều dài hơn cho hiệu quả cao hơn)

60% với biến thể từ Ấn Độ, và 66% với biến thể ở Anh

Pfizer


 

2 liều (cách nhau 3 - 4 tuần)

95%

Hiệu quả cao trong ít nhất 6 tháng 

88% với biến chủng từ Ấn Độ, và 93% với loại từ Anh

Moderna 


2 liều (cách nhau 28 ngày)

94%

Hiệu quả cao trong ít nhất 6 tháng 

Các biến thể, bao gồm chủng từ Ấn Độ

Sputnik V


2 liều (cách nhau 21 ngày)

91,6%

 

90% với chủng Ấn Độ

Vero Cell

2 liều (cách nhau 3 - 4 tuần)

78,2%

 

Chưa có dữ liệu

Janssen 

 

1 liều

66,3%

Ít nhất 8 tháng

Biến thể Delta (từ Ấn Độ), Beta và Gamma

(Nguồn: CNN, CNA, WHO)

Từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022, Việt Nam sẽ triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử với mục tiêu tiêm cho khoảng 75 triệu người với 150 triệu mũi tiêm trong nửa cuối của năm 2021 và đầu năm 2022.

Hiệu quả và thời gian bảo vệ của 6 loại vắc xin COVID-19 đã và sắp về Việt Nam - Ảnh 1.

Số liều vắc xin Việt Nam đã và đang đàm phán.

Bộ Y tế cho biết dự kiến sẽ có khoảng 124 triệu liều vắc xin phòng COVID-19, từ các nguồn khác nhau được cam kết cung ứng cho Việt Nam tới cuối năm 2021.

Trong đó, vắc xin từ nguồn hỗ trợ của Chương trình COVAX Facility là 38,9 triệu liều, Bộ Y tế đàm phán trực tiếp mua vắc xin của Pfizer/ BioNTech 31 triệu liều, mua của AstraZeneca 30 triệu liều thông qua Công ty cổ phần Vắc xin Việt Nam, Tập đoàn T&T mua 40 triệu liều vắc xin Sputnik V của Nga và sẽ hỗ trợ miễn phí 20 triệu liều cho Bộ Y tế. Ngoài ra còn có vắc xin do Chính phủ Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, đại sứ quán các nước tặng.

Như Ngọc

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.