|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hiệp định về Thúc đẩy và Bảo hộ Đầu tư lẫn nhau giữa Việt Nam và Australia

17:55 | 26/03/2020
Chia sẻ
Hiệp định về Thúc đẩy và Bảo hộ Đầu tư lẫn nhau giữa Việt Nam và Australia được kí kết nhằm thúc đẩy đầu tư cho các hoạt động kinh tế, phát triển và nhận thức được vai trò của việc mở rộng các quan hệ kinh tế, hợp tác kĩ thuật giữa hai nước.
Hiệp định về Thúc đẩy và Bảo hộ Đầu tư lẫn nhau giữa Việt Nam và Australia - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: freepik)

Thông tin cơ bản về Hiệp định về Thúc đẩy và Bảo hộ Đầu tư lẫn nhau giữa Việt Nam và Australia

Thời gian kí kết: 5/3/1991.

Nơi kí kết: Canberra, Australia.

Hiệp định về Thúc đẩy và Bảo hộ Đầu tư lẫn nhau giữa Việt Nam và Australia được kí kết nhằm thúc đẩy đầu tư cho các hoạt động kinh tế, phát triển và nhận thức được vai trò của việc mở rộng các quan hệ kinh tế, hợp tác kĩ thuật giữa hai nước. 

Việt Nam và Australia nhận thấy rằng các quan hệ về đầu tư cần được thúc đẩy, việc hợp tác kinh tế cần được tăng cường phù hợp với các nguyên tắc mà quốc tế công nhận, tôn trọng chủ quyền lẫn nhau, bình đẳng, hai Bên cùng có lợi, không phân biệt đối xử và tin cậy lẫn nhau.

Thúc đẩy và bảo hộ đầu tư theo Hiệp định

1. Mỗi Bên kí kết sẽ khuyến khích và thúc đẩy đầu tư của nhà đầu tư Bên kí kết kia trên lãnh thổ của mình, đồng thời chấp thuận dự án đầu tư đó phù hợp với luật và chính sách của nước mình trong từng thời điểm. 

2. Việt Nam và Australia sẽ đảm bảo đối xử công bằng và thỏa đáng đối với nhà đầu tư của nước kia trên lãnh thổ nước mình. 

3. Mỗi Bên sẽ bảo hộ và bảo đảm an toàn cho các dự án đầu tư của nhà đầu tư Bên kí kết kia trên lãnh thổ của mình, đồng thời sẽ không làm ảnh hưởng đến việc quản lí, bảo dưỡng, sử dụng, quyền hưởng hoặc chuyển nhượng đầu tư. 

4. Hiệp định này không cấm những đối tượng có quốc tịch của một Bên kí kết được hưởng ưu đãi từ các qui định của Luật, chính sách hay hợp đồng với Bên kí kết kia, nếu các qui định đó thuận lợi hơn so với các qui định của Hiệp định này.

Điều khoản đối với những nước được ưu đãi 

Mỗi Bên kí kết sẽ đối xử với những đầu tư trên lãnh thổ của mình không kém thuận lợi hơn sự đối xử với những đầu tư của bất kì nước thứ ba, với điều kiện là mỗi Bên kí kết sẽ không phải mở rộng sự ưu đãi và đặc quyền phát sinh từ:

- Việc tham gia của một Bên kí kết vào bất kì một liên minh hải quan, tổ chức kinh tế, khu vực tự do thương mại hoặc hiệp định hợp tác kinh tế khu vực nào.

- Các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với một nước thứ ba.

Giải quyết tranh chấp giữa các Bên kí kết 

Các Bên kí kết sẽ cố gắng giải quyết các tranh chấp giữa các Bên có liên quan đến Hiệp định này thông qua việc hiệp thương và đàm phán nhanh chóng và thân thiện. 

Nếu vụ tranh chấp không được giải quyết theo cách trên trong vòng 6 tháng, kể từ khi một Bên kí kết đưa ra mong muốn bằng văn bản về việc hiệp thương hoặc đàm phán, thì vụ tranh chấp đó theo yêu cầu của một trong các Bên kí kết sẽ được đưa ra Tòa án Trọng tài được thành lập theo các điều khoản của Hiệp định này hoặc theo thỏa thuận, được đưa ra bất kì một Tòa án Quốc tế nào khác.

Chi tiết về Hiệp định về Thúc đẩy và Bảo hộ Đầu tư lẫn nhau giữa Việt Nam và Australia

Phùng Nguyệt