Giá lúa gạo hôm nay 31/10: Giá gạo châu Á vẫn trong xu hướng giảm
Giá lúa gạo hôm nay
Khảo sát tại An Giang cho thấy, giá lúa hôm nay (31/10) không có điều chỉnh mới. Theo đó, lúa Đài thơm 8 và lúa Nhật tiếp tục giữ mức cao nhất với 7.800 – 8.000 đồng/kg. Theo sau là giá lúa OM 18 và OM 5451 ổn định trong khoảng 7.200 - 7.500 đồng/kg.
Cùng thời điểm khảo sát, thị trường giá nếp hôm nay đứng yên. Cụ thể, giá nếp IR 4625 (tươi) được niêm yết ở mức 9.600 – 9.800 đồng/kg, nếp Long An 3 tháng (khô) có giá 9.800 – 10.000 đồng/kg.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước |
- Nếp Long An 3 tháng (khô) |
kg |
9.800 – 10.000 |
- |
- Nếp Long An IR 4625 (khô) |
kg |
9.600 – 9.800 |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
6.800 - 7.000 |
- |
- Lúa Đài thơm 8 |
Kg |
7.800 - 8.000 |
- |
- Lúa OM 5451 |
Kg |
7.200 - 7.500 |
- |
- Lúa OM 18 |
kg |
7.200-7.500 |
- |
- OM 380 |
kg |
7.000 - 7.200 |
- |
- Lúa Nhật |
kg |
7.800 - 8.000 |
- |
Giá gạo |
|
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Nếp ruột |
kg |
18.000 - 22.000 |
- |
- Gạo thường |
kg |
15.000 - 16.000 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
28.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
20.000 - 22.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
17.000 - 18.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
23.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
17.500 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
21.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
18.500 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
21.000 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
21.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
22.000 |
- |
- Cám |
kg |
9.000 - 10.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 31/10 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Cũng tại chợ An Giang, thị trường giá gạo hôm nay lặng sóng. Trong đó, gạo thường tiếp tục được bán với giá từ 15.000 đồng/kg đến 17.500 đồng/kg; các loại gạo thơm có giá từ 17.000 – 23.000 đồng/kg.
Giá lúa gạo tại các khu vực khác của Đồng bằng sông Cửu Long cũng ổn định, với giá gạo nguyên liệu IR 504 dao động 10.550 - 10.700 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 đạt 12.550 – 12.650 đồng/kg.
Với mặt hàng phụ phẩm, giá cám khô dao động 6.200 – 6.400 đồng/kg; tấm thơm từ 9.500 – 9.600 đồng/kg.
Giá gạo xuất khẩu
Trên thị trường xuất khẩu, theo dữ liệu mới nhất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hôm nay vẫn duy trì ở mức cao nhất trên thị trường là 524 USD/tấn.
Trong khi đó, sản phẩm cùng loại của Thái Lan có giá 486 USD/tấn, giảm 2 USD/tấn so với ngày hôm qua và thấp hơn 38 USD/tấn so với Việt Nam.
Tương tự, gạo 5% tấm của Pakistan giảm 2 USD/tấn, xuống còn 461 USD/tấn – mức thấp nhất trên thị trường.
Tại Ấn Độ, giá gạo 5% tấm của nhà cung cấp hàng đầu thế giới hôm nay đi ngang ở mức 444 USD/tấn, gạo đồ 5% tấm có giá 439 USD/tấn.
Như vậy, kể từ sau khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu từ cuối tháng 9 đến nay, giá gạo của Thái Lan đã giảm 74 USD/tấn, gạo Ấn Độ giảm 97 USD/tấn, còn gạo Việt Nam giảm 41 USD/tấn.
Gạo Việt không nằm trong danh sách bị tạm giữ tại Thụy Điển
TTXVN đưa tin, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho biết, không có gạo Việt Nam trong số gạo bị cơ quan chức năng nước này tạm giữ do nghi ngờ gian lận chất lượng.
Loại gạo kém chất lượng bị tạm giữ không phải chủng loại gạo Việt Nam xuất khẩu sang Thụy Điển. Nguyên do bởi Việt Nam xuất khẩu sang Thụy Điển chủ yếu gạo Jasmine và Japonica. Trong khi đó, gạo vi phạm đợt này là basmati, có nguồn gốc xuất xứ chủ yếu từ các thị trường khác, không phải từ Việt Nam.
Trước đó, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển phát đi thông tin cảnh báo, Cơ quan An toàn Thực phẩm Thụy Điển đã phối hợp cùng cảnh sát, Cơ quan Môi trường Lao động, Hải quan và nhiều thành phố thực hiện chiến dịch điều tra diện rộng nhằm kiểm tra các nhà phân phối gạo.
Hơn 600 tấn gạo Basmati đã được kiểm tra và phát hiện nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm côn trùng, gạo hết hạn và nhãn mác ngày, tháng bị giả mạo. Ở một số trường hợp, các nhà phân phối không thể cung cấp thông tin nguồn gốc gạo.
Đối với hạt gạo Việt, thời gian qua, Thương vụ đã tìm mọi giải pháp để đưa được hạt vào Việt Nam vào thị trường Thụy Điển.
Theo đó, trước năm 2019, mặt hàng gạo Việt Nam gần như vắng bóng trên thị trường Thụy Điển. Sau khi vận động cộng đồng doanh nghiệp người Việt Nam ở Thụy Điển “ưu tiên kinh doanh hàng Việt Nam”, Thương vụ đã tích cực giới thiệu và quảng bá gạo Việt Nam. Đồng thời khuyến khích, hỗ trợ các đầu mối nhập khẩu hàng châu Á nhập khẩu hàng.
“Sau 3 năm, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Thụy Điển đã tăng từ vài chục nghìn USD lên 3 - 4 triệu USD. Tuy kim ngạch chưa phải là lớn, nhưng với sự chung tay góp sức của cộng đồng, chúng tôi tin rằng, hạt gạo Việt nói riêng và hàng Việt sẽ ngày càng hiện diện tại Thuỵ Điển nói riêng và nhiều nơi trên thế giới”, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy chia sẻ.