|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 30/9: Tiếp tục giảm sau khi Ấn Độ nới lỏng hạn chế xuất khẩu

15:06 | 30/09/2024
Chia sẻ
Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giá lúa gạo hôm nay giảm 100 – 300 đồng/kg so với ngày hôm qua. Tương tự, giá gạo xuất khẩu cũng điều chỉnh thấp hơn do cạnh tranh gia tăng và Ấn Độ có động thái nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo.

Giá lúa gạo hôm nay

Giá lúa gạo hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giảm nhẹ 100 – 300 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Tại chợ An Giang, giá lúa Đài thơm 8 giảm 200 đồng/kg, xuống còn 7.800 – 8.000 đồng/kg. Tương tự, lúa IR 50404 giảm 200 đồng/kg, dao động 6.800 – 7.000 đồng/kg; lúa OM 5451 cũng giảm 200 đồng/kg, về mức 7.200 – 7.400 đồng/kg.

Các giống lúa khác và nếp nhìn chung không có biến động.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước

- Nếp Long An 3 tháng (khô)

kg

9.800 – 10.000

-

- Nếp Long An IR 4625 (khô)

kg

9.500 – 9.700

-

- Lúa IR 50404

kg

6.800 - 7.000

-200

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.800 - 8.000

-200

- Lúa OM 5451

Kg

7.200 - 7.400 

-200

- Lúa OM 18

kg

7.500 – 7.800

-

- OM 380

kg

7.300

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg


20.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

18.000 - 22.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

28.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

20.000 - 22.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

18.000 - 20.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

18.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

17.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

20.000

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.000 - 18.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

21.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 30/9 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Tại chợ An Giang, gạo thơm tiếp tục dao động khoảng 17.000 - 22.000 đồng/kg, còn gạo thường có giá từ 15.000 – 17.000 đồng/kg.

Trong khi đó, giá gạo tại các khu vực khác của Đồng bằng sông Cửu Long có sự điều chỉnh giảm.

Cụ thể, giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu dao động trong khoảng 10.200 - 10.300 đồng/kg, giảm 250 – 300 đồng/kg so với ngày hồm qua; gạo thành phẩm IR 504 giảm 100 – 200 đồng/kg, ở mức 12.600 - 12.800 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm tăng 300 đồng/kg lên ở mức 9.600 – 10.000 đồng/kg; cám khô đạt 5.950 - 6.100 đồng/kg.

Diễn biến giá gạo nguyên liệu từ tháng 10/2022 đến nay

 Nguồn: Wichart 

Giá gạo xuất khẩu

Trên thị trường xuất khẩu, theo dữ liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã giảm 10 – 15 USD/tấn trong tuần trước, xuống còn 565 USD/tấn.

Tại Thái Lan, gạo 5% tấm của nước này được báo giá ở mức 550-560 USD/tấn, thấp nhất trong 1 năm qua và giảm so với mức 562-565 USD/tấn của tuần trước đó.

Các thương nhân cho biết gạo Thái Lan đang vấp phải sự cạnh tranh từ các đối thủ có giá thấp hơn. Đồng thời, thị trường đang chờ đợi những thay đổi trong chính sách về gạo của Ấn Độ.

Theo Reuters, ngày 28/9, Ấn Độ đã chính thức cho phép xuất khẩu gạo trắng non – basmati trở lại, khi lượng tồn kho của quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới này tăng vọt và nông dân chuẩn bị thu hoạch vụ mùa mới trong vài tuần tới.

Trong một thông báo của chính phủ Chính phủ Ấn Độ, New Delhi cho biết sẽ ấn định giá sàn cho xuất khẩu gạo trắng non - basmati ở mức 490 USD/tấn. Thông báo này được đưa ra một ngày sau khi Chính phủ cắt giảm thuế xuất khẩu gạo trắng xuống còn 0%.

Quyết định này là bước tiếp theo trong chuỗi các động thái nhằm nới lỏng các hạn chế xuất khẩu đối với các loại gạo cao cấp như basmati và gạo đồ. Vào thứ sáu tuần trước (27/9), Ấn Độ cũng giảm thuế xuất khẩu đối với gạo đồ từ 20% xuống 10%.

Vào đầu tháng này, Chính phủ đã gỡ bỏ giá sàn đối với xuất khẩu gạo basmati trước sự phàn nàn của hàng nghìn nông dân về việc thiếu cơ hội tiếp cận các thị trường nước ngoài lớn như châu Âu, Trung Đông và Mỹ.

Theo nhận định của các nhà giao dịch, việc Ấn Độ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo sẽ làm gia tăng nguồn cung toàn cầu và làm giảm giá quốc tế, khiến các nhà xuất khẩu lớn khác như Pakistan, Thái Lan và Việt Nam phải giảm giá bán.

Kể từ khi lệnh cấm xuất khẩu có hiệu lực vào năm ngoái, nguồn cung nội địa Ấn Độ đã tăng lên, làm tăng lượng hàng tồn kho tại các kho dự trữ của chính phủ.

Tính đến ngày 1/9, lượng gạo dự trữ tại Tổng công ty Lương thực Quốc gia của Ấn Độ đạt 32,3 triệu tấn, cao hơn 38,6% so với năm ngoái, đây là cơ sở để Chính phủ nới lỏng các biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo.

Hoàng Hiệp