Theo một số doanh nghiệp, việc Philippines tiếp tục giảm thuế nhập khẩu gạo xuống còn 35% tuy tạo điều kiện cho Việt Nam đẩy mạnh số lượng xuất khẩu, hỗ trợ Philippines có nguồn gạo ổn định trong bối cảnh lạm phát hiện nay nhưng đồng thời cũng làm giảm sức cạnh tranh của gạo Việt tại thị trường này.
Giá gạo xuất khẩu Thái Lan giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba tháng, trong khi giá tại Việt Nam ở mức cao nhất trong nhiều tháng qua. Dự báo giá gạo sẽ tiếp tục tăng và cơ hội xuất khẩu của Việt Nam thêm rộng cửa khi lo ngại nguồn cung hạn chế đang tăng cao.
Trong tháng 10, khối lượng gạo Việt Nam xuất khẩu ước đạt 700.000 tấn với trị giá đạt 334 triệu USD. Tính chung 10 tháng năm 2022, lượng và trị giá xuất khẩu đạt lần lượt 6,07 triệu tấn và 2,94 tỷ USD.
Hiệp định thương mại EVFTA đang mở rộng cánh cửa vào châu Âu của nhiều nông sản thế mạnh của Việt Nam. “Cơm Việt Nam Rice” là một trong những sản phẩm đó khi trở thành lô gạo đầu tiên mang thương hiệu Việt đến tay người tiêu dùng tại thị trường châu Âu khó tính.
Lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% đối với một số loại gạo khác của Ấn Độ được cho là sẽ ảnh hưởng đến một số nhà nhập khẩu gạo từ nước này, trong đó có Việt Nam - khách hàng mua gạo tấm lớn thứ ba của Ấn Độ.
Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo tấm, nhưng cho phép vận chuyển một số lô hàng nhất định trong thời gian từ ngày 9-15/9. Và mới đây, Chính phủ nước này đãa gia hạn thời hạn xuất khẩu gạo tấm thêm 15 ngày cho đến ngày 15/10.
Trong tháng 8 cả nước xuất khẩu gần 718.100 tấn gạo, trị giá 339,6 triệu USD. Kết quả này tăng mạnh 44,4% về lượng và tăng 40% kim ngạch so với tháng 8/2021.
Thông tin về việc Việt Nam và Thái Lan sẽ cùng tăng giá gạo 20% như một số báo chí đã đưa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định với vai trò là quốc gia xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới, Việt Nam luôn tôn trọng quy luật thị trường, tuân thủ quy định của WTO và các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Theo đưa tin từ Reuters, Ấn Độ có thể sẽ cho phép xuất khẩu một số lô gạo đang bị mắc kẹt tại các cảng sau khi lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm được ban hành hồi đầu tháng 9.
Theo đưa tin từ Nikkei, người đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan sẽ thăm Việt Nam vào đầu tháng 10 tới để hội đàm với Bộ trưởng Lê Minh Hoan về việc nâng giá xuất khẩu gạo.
Theo Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ, việc New Delhi áp thuế gạo xuất khẩu đã khiến mặt hàng này trở nên đắt đỏ. Xuất khẩu gạo dự kiến sẽ giảm ít nhất 5 triệu tấn.
Giá gạo trắng 5% tấm tại Thái Lan, Việt Nam và Myanmar đã tăng lên khoảng 20 USD/tấn trong 4 ngày qua sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo 100% tấm và áp thuế 20% đối với một số loại gạo.
Ủy ban châu Âu đã đăng công báo về thuế nhập khẩu đối với gạo xát trắng thuộc mã CN 1006 20, không phải gạo basmati xát vỏ. Quy định này có hiệu lực từ ngày 8/9/2022.
Việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu sẽ khiến nguồn cung gạo thế giới sụt giảm. Điều này thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm nguồn thay thế tăng cao, đồng nghĩa với việc giá gạo sẽ được nâng lên bởi nguồn cung khan hiếm. Và Việt Nam là một trong những quốc gia được cho là sẽ hưởng lợi trong bối cảnh này.
Ngay sau khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% một số loại gạo, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng với các đối tác Ấn Độ cần nhanh chóng liên hệ với họ để kiểm tra tình trạng giao hàng và đàm phán lại hợp đồng với những lô hàng chưa xuất khẩu.