Xuất khẩu gạo cả năm 2020 đạt 6,15 triệu tấn và 3,07 tỷ USD, giảm 3,5% về khối lượng nhưng tăng 9,3% về giá trị so với năm 2019 nhờ giá xuất khẩu tăng cao.
Gạo nhập khẩu từ Ấn Độ chủ yếu được sử dụng để sản xuất thức ăn chăn nuôi và cho các nhà máy bia, Reuters dẫn lời một thương nhân kinh doanh gạo tại TP HCM.
Đây là tổng mức hạn ngạch nhập khẩu gạo của các nước thành viên thuộc Liên minh Á - Âu (EAEU) theo cam kết tại Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EAEU.
Trong gần một tháng qua, giá gạo 5% tấm của Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ từ mức khoảng 495 USD/tấn vào đầu tháng lên khoảng 498 USD/tấn vào gần cuối tháng.
Gạo là điểm sáng trong số ít các mặt hàng nông sản xuất khẩu trong năm 2020 khi giá trị xuất khẩu mang về vẫn tăng trưởng mạnh, đặc biệt giá gạo liên tục tăng cao đã đánh dấu mức tăng lịch sử trong khoảng một thập kỉ của mặt hàng này.
Theo CTCK Rồng Việt (VDSC) bên cạnh cơ hội đến từ các thị trường mới đòi hỏi chất lượng cao hơn ngành gạo sẽ đối diện thách thức cạnh tranh từ Thái Lan, Ấn Độ và những qui định từu thị trường nhập khẩu.
Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết ban tổ chức cuộc thi "Gạo ngon nhất thế giới năm 2020" công bố kết quả chung cuộc với giải nhì thuộc về gạo ST25 của Việt Nam, theo sát gạo Thái Lan đạt giải quán quân.
Các doanh nghiệp nên nghiên cứu, cải tiến công nghệ và tổ chức dây chuyền sản xuất gạo khép kín theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Đồng thời phát triển thêm các sản phẩm chế biến sẵn từ gạo phù hợp với khẩu vị, nhu cầu thị trường EU.
Sau khi đoạt giải gạo ngon nhất thế giới năm 2019, gạo ST25 vừa đạt giải Nhất "Cuộc thi gạo ngon Việt Nam lần II' - năm 2020 và chuẩn bị tham dự Cuộc thi gạo ngon thế giới năm 2020 diễn ra tại Mỹ vào tháng 12 tới.
Philippines tiếp tục là thị trường tiêu thụ gạo Việt Nam nhiều nhất khi chiếm 36% tổng lượng và 35% kim ngạch gạo xuất khẩu cả nước, đạt hơn 1,8 triệu tấn trị giá 843,5 triệu USD.
So với các ngành hàng như hóa chất, điều, cà phê, thủy sản, dệt may, gỗ, sữa, thì ngành gạo là ngành hàng được kì vọng sẽ hưởng lợi từ EVFTA trong dài hạn với mức độ rất tích cực.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh của doanh nghiệp, bên cạnh các góc độ khác còn là góc độ văn hoá doanh nhân doanh nghiệp thể hiện ở đạo đức kinh doanh.