|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 26/9: Điều chỉnh giảm 100 – 200 đồng/kg ở một số chủng loại

13:23 | 26/09/2024
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay ngày 26/9 giảm 100 – 200 đồng/kg. Trên thị trường xuất khẩu, Việt Nam và Myanmar được cho là đã đưa ra mức giá thấp nhất trong phiên đấu thầu mua 450.000 tấn gạo mới đây của Indonesia.

Giá lúa gạo hôm nay

Giá lúa gạo hôm nay điều chỉnh giảm từ 100 – 200 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa IR 50404 đã giảm 200 đồng/kg, xuống còn 7.100 - 7.300 đồng/kg; lúa OM 5451 ghi nhận mức giảm tương tự, xuống còn 7.400 - 7.700 đồng/kg; OM 18 cũng giảm 200 đồng/kg, đạt 7.500 - 7.800 đồng/kg; riêng OM 318 giảm 300 đồng/kg, ở mức 7.300 đồng/kg.

Đối với nếp, nếp Long An 3 tháng (khô) đi ngang ở mức 9.800 – 9.900 đồng/kg; trong khi giá nếp Long An IR 4625 (khô) giảm 100 đồng/kg dao động từ 9.500 – 9.700 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước

- Nếp Long An 3 tháng (khô)

kg

9.800 – 9.900

-

- Nếp Long An IR 4625 (khô)

kg

9.500 – 9.700

-100

- Lúa IR 50404

kg

7.100 - 7.300

-200

- Lúa Đài thơm 8

Kg

8.000 - 8.200

-

- Lúa OM 5451

Kg

7.400 - 7.700 

-200

- Lúa OM 18

kg

7.500 - 7.800

-200

- Nàng Hoa 9

kg

-

-

- OM 380

kg

7.300

-300

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg


20.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

18.000 - 22.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

28.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

20.000 - 22.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

18.000 - 20.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

18.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

17.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

20.000

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.000 - 18.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

21.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 26/9 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Tại chợ An Giang, giá các loại gạo không có biến động mới. Cụ thể, gạo thơm dao động khoảng 17.000 - 22.000 đồng/kg, còn gạo thường có giá từ 15.000 – 17.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, giá gạo ở một số khu vực khác của ĐBSCL lại có xu hướng giảm. Theo đó, giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu giảm 50 – 100 đồng/kg so với ngày hôm qua, đạt 10.450 - 10.600 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 ở mức 12.800 - 13.000 đồng/kg, giảm 100 -200 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm ổn định ở mức 9.600 - 9.700 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg;cám khô ở mức 6.000 - 6.050 đồng/kg, tăng 50-100 đồng/kg.

Diễn biến giá gạo nguyên liệu từ tháng 10/2022 đến nay

Nguồn: Wichart 

Giá gạo xuất khẩu

Trên thị trường xuất khẩu, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% của Việt Nam hôm nay không đổi ở mức 565 USD/tấn; gạo 25% tấm đạt 535 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 454 USD/tấn.

Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Thái Lan cũng đi ngang ở mức 560 USD/tấn. Tương tự, sản phẩm cùng loại của Pakistan giữ ở mức 529 USD/tấn.

Theo Reuters, các thương nhân châu Âu cho biết mức giá thấp nhất được đưa ra trong phiên đấu thầu quốc tế từ Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) để mua khoảng 450.000 tấn gạo ước tính là 539,3 USD/tấn bao gồm cả chi phí vận chuyển (C&F) đối với loại gạo dự kiến ​​có nguồn gốc từ Việt Nam hoặc Myanmar.

Giá chào thấp nhất được dành cho khối lượng cung cấp 30.200 tấn.

Theo các nhà giao dịch, hiện chưa có báo cáo nào về việc mua hàng và các cuộc đàm phán giá dự kiến sẽ tiếp tục trong những ngày tới.

Cuộc đấu thầu này của Indonesia tiếp tục là một phần trong nỗ lực bổ sung nguồn cung để hạ nhiệt giá trong nước sau một vụ thu hoạch khá thất vọng.

Tính đến ngày 22/9, Bulog đã nhập khẩu 2,85 triệu tấn gạo trong tổng số 3,1 triệu tấn đã ký hợp đồng.

Indonesia đã giao cho Bulog hạn ngạch nhập khẩu 3,6 triệu tấn gạo trong năm nay sau khi hiện tượng thời tiết El Nino năm ngoái gây ra sự gián đoạn đối với mùa vụ mới và khiến sản lượng gạo, lương thực chính của phần lớn trong số 275 triệu người dân Indonesia giảm sút.

Hoàng Hiệp

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.