Giá kim loại hôm nay (9/1) đồng loạt tăng
Giá kim loại hôm nay (8/1): Giá đồng khởi sắc nhờ đồng USD suy yếu | |
Giá kim loại hôm nay (6/1): Giá kẽm lên cao nhất hơn 10 năm qua |
Cập nhật giá kim loại hôm nay (9/1)
Trên Sàn Kim loại London (LME), giá đồng kỳ hạn 3 tháng tăng nhẹ 0,09% lên 7.132 USD/tấn vào lúc 8h34 (giờ Việt Nam) sau phiên giao dịch ít biến động ngày hôm qua. Trước đó, giá kim loại này tăng lên 7.312,50 USD/tấn vào ngày 28/12/2017, cao nhất kể từ tháng 1/2014.
Giá kẽm trên sàn LME ổn định ở 3.386,50 USD/tấn sau khi lên cao nhất từ năm 2007 ở 3.390 USD/tấn trong phiên giao dịch qua đêm.
Trên Sàn giao dịch hàng hóa kỳ hạn Thượng Hải (SHFE), giá đồng giao tháng 3/2018 tăng 0,33% lên 54.780 nhân dân tệ/tấn (8.423,80 USD/tấn) sau phiên giảm 0,9% ngày hôm qua.
Giá kẽm giao tháng 3/2018 tăng 1,12% lên 26.280 nhân dân tệ/tấn (4.041,60 USD/tấn). Tương tự, giá thép thanh giao tháng 5/2018 tăng 1,25% lên 3.819 nhân dân tệ/tấn (587,32 USD/tấn).
Trên thị trường kim loại quý, giá bạc, bạch kim và palladium giao ngay đồng loạt giảm, lần lượt 0,23%, 0,85% và 0,22% xuống còn 17,10 USD/ounce, 964,25 USD/ounce và 1.098,08 USD/ounce.
Công nhân di chuyển các khối nhôm tại nhà máy Rusal Krasnoyarsk ở Krasnoyarsk, Nga. Nguồn: Ilya Naymushin/Reuters. |
Tin tức thị trường
Trong bối cảnh Trung Quốc siết chặt nhập khẩu kim loại phế liệu từ nước ngoài, các công ty tái chế và sản xuất kim loại nước này, trong đó có công ty đồng lớn nhất Trung Quốc đại lục Jiangxi Copper, đang tìm đến các quốc gia Đông Nam Á như điểm đến thay thế để xử lý đồng phế liệu.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc ngày 8/1 cho biết nước này đã ban hành quy định chặt chẽ hơn về việc cấp phép xây dựng nhà máy thép mới để thay thế các nhà máy quá hạn. Theo đó, nước này sẽ cấp phép 1 tấn công suất của nhà máy mới trên mỗi 1,25 tấn công suất của nhà máy cũ tại các vùng bị ô nhiễm nặng.
Một công ty con của tập đoàn Aamal Co (Qatar) có kế hoạch xây ba nhà máy sản xuất dây đồng và thanh nhôm như một phần trong chiến lược giúp quốc gia Trung Đông này tự chủ hơn về nguồn cung nhằm đối mặt với sự cô lập kinh tế của các quốc gia Arab khác.