|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nguồn cung bạc sẽ trở nên khan hiếm vì sự bùng nổ của ngành công nghiệp pin mặt trời

14:37 | 04/07/2023
Chia sẻ
Những thay đổi trong công nghệ tấm pin năng lượng mặt trời đang đẩy mạnh nhu cầu bạc. Điều này làm gia tăng sự thâm hụt nguồn cung đối với kim loại này trong bối cảnh rất ít sản lượng khai thác bổ sung trong thời gian tới.

Theo Bloomberg, bạc, ở dạng nhão, cung cấp một lớp dẫn điện ở mặt trước và mặt sau của tấm pin mặt trời silicon. Tuy nhiên, các công ty bắt đầu tăng hiệu năng của  pin năng lượng mặt trời bằng việc tăng lượng bạc lên, đồng nghĩa với việc nhu cầu kim loại này cũng tăng theo. 

Nhu cầu bạc trong ngành công nghiệp sản xuất pin năng lượng mặt trời chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng cầu của kim loại này. Tuy nhiên, tỷ trọng này đang có xu hướng tăng lên, dự báo chiếm 14% trong năm nay, tăng từ mức 5% của năm 2014. Trong đó, Trung Quốc đóng góp phần lớn cho sự tăng trưởng này.

Gregor Gregersen, người sáng lập đại lý Silver Bullion có trụ sở tại Singapore, cho biết  ngành công nghiệp sản xuất pin năng lượng mặt trời là một ví dụ tuyệt vời về mức độ co giãn của nhu cầu đối với bạc. Ông nói: “Các công ty đã từng cố gắng tiết giảm sử dụng bạc trong khi vẫn hiệu quả. Tuy nhiên, mọi thử đang dần thay đổi”.

Theo Công ty tài chính năng lượng mới Bloomberg (BloombergNEF), trong 2-3 năm tới, ngành sản xuất năng lượng mặt trời sẽ chứng kiến công nghệ tiếp xúc thụ động ôxít đường hầm (TOPCon) và các cấu trúc dị thể (kết hợp hai công nghệ khác nhau vào một tấm pin) thay thế công nghệ hấp thu năng lượng thụ động (PERC). Trong khi các tế bào PERC cần khoảng 10 miligam bạc mỗi watt , thì các tế bào TOPCon yêu cầu 13 miligam và dị vòng 22 miligam.

Trong khi đó, nguồn cung không thay đổi vào năm ngoái ngay cả khi nhu cầu tăng khoảng 25%, theo số liệu của The Silver Institute, một hiệp hội quốc tế của ngành công nghiệp bạc, có trụ sở ở Washington. Năm nay, sản lượng  được dự báo sẽ tăng 2% trong khi tiêu dùng công nghiệp tăng 4%.

Số liệu: Bloomberg,The Silver Institute (H.Mĩ tổng hợp)

Vấn đề đối với những người mua bạc là việc tăng nguồn cung không hề dễ dàng do sự hiếm có của các mỏ sơ cấp. Khoảng 80% nguồn cung kim loại này đến từ các dự án chì, kẽm, đồng và vàng, với sản phẩm phụ là bạc. 

Các công ty khai thác vẫn đang miễn cưỡng cam kết với các dự án mới lớn do tỷ suất lợi nhuận của bạc thấp hơn so với các kim loại quý và kim loại công nghiệp khác. 

Điều này có nghĩa là tín hiệu giá tích cực không đủ để tăng sản lượng. Ngay cả những dự án mới được phê duyệt cũng có thể phải mất một thập kỷ nữa mới được đưa vào sản xuất.

Kết quả là sự căng thẳng về nguồn cung đáng kể đến mức một nghiên cứu từ Đại học New South Wales dự báo lĩnh vực năng lượng mặt trời có thể vắt kiệt từ 85–98% trữ lượng bạc toàn cầu vào năm 2050. 

Khối lượng bạc được sử dụng trên mỗi tế bào pin mặt trời sẽ tăng lên theo Brett Hallam , một trong những tác giả của bài báo.

Tuy nhiên, các công ty sản xuất pin mặt trời của Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm các nguyên liệu thay thế có giá rẻ hơn như đồng mạ điện mặc dù cho đến nay các kết quả vẫn chưa thống nhất. Theo Zhong Baoshen, Chủ tịch của Longi Green Energy Technology Co., nhà sản xuất bảng điều khiển lớn nhất thế giới, các công nghệ sử dụng kim loại rẻ hơn hiện đã đủ tiên tiến và sẽ sớm được đưa vào sản xuất hàng loạt khi giá bạc tăng cao.

Bạc hiện đang giao dịch ở mức khoảng 22,7 USD/ounce. Mức giá này giảm khoảng 5% trong năm nay, nhưng cao hơn nhiều so với trước thời ky đại dịch COVID-19.

 Số liệu: Investing 

Ông Philip Klapwijk, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Precious Metals Insights Ltd. có trụ sở tại Hồng Kông và là một trong những tác giả của báo cáo cho biết: “Việc thay thế sẽ thú vị hơn khi giá bạc ở mức 30 USD/ounce so với hiện tại 22- 23 USD/ounce. Sẽ không có một “kịch bản cạn kiệt nguồn cung bạc”, nhưng “thị trường sẽ khôi phục trạng thái cân bằng ở mức giá cao hơn”.

 

H.Mĩ

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.