|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Gần 35 nghìn doanh nghiệp đóng cửa, 1,5-2 triệu lao động có thể bị ngừng việc trong quí II

12:44 | 07/04/2020
Chia sẻ
Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội quí I của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) vừa công bố cho thấy tác động rất lớn từ COVID-19 đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, gây sức ép lên thị trượng việc làm.

Gần 50 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Riêng về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, số liệu về tình hình đăng doanh nghiệp quí I/2020 cho thấy mức gia tăng thấp của số doanh nghiệp thành lập mới, việc giảm sút về số vốn bổ sung hoặc cam kết đưa vào kinh doanh, quy mô doanh nghiệp và sự gia tăng mạnh mẽ của số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong ngắn hạn.

Với những diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh COVID-19 gây ra cùng với tác động cộng hưởng từ những yếu tố khác, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong quí I/2020 có xu hướng chững lại, tỉ lệ gia tăng thấp hơn nhiều so với cùng kì các năm trước.

Tính chung quí I, cả nước có 29.700 nghìn doanh nghiệp đăng thành lập mới với tổng số vốn đăng là 351.400 nghìn tỉ đồng, tăng 4,4% về số doanh nghiệp, giảm 6,4% về vốn đăng so với cùng kì năm trước. Tính cả số vốn đăng tăng thêm của các doanh nghiệp là 552.419 tỉ đồng (giảm 23,5%), tổng số vốn đăng bổ sung vào nền kinh tế trong quí I đạt khoảng 903.788 tỉ đồng, giảm 17,7%.

"Tổng lượng vốn đăng tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động giảm mạnh so với cùng kì năm trước cho thấy tâm lí của các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng lớn bởi tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19, doanh nghiệp đang e ngại trong việc đầu tư thêm vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh", báo cáo của Bộ KH-ĐT nêu.

Tổng số lao động đăng của các doanh nghiệp thành lập mới trong quí I là 243.711 lao động, giảm 23,3%. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 14,8 nghìn doanh nghiệp, giảm 1,6%, trong khi tỉ lệ này của cùng kì năm 2019 tăng đến 78,1%.

Thông thường, hàng năm thì khoảng thời gian quí I là lúc các doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh cho một năm tài chính mới, do đó, tỉ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thời gian này sẽ nhiều nhất. Tuy nhiên, đáng lo ngại là sự gia tăng mạnh về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn và giảm về số doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể.

Trong quí I, có gần 34.900 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 2,0% so với cùng kì năm trước), bao gồm: 18,6 nghìn doanh nghiệp tạm thời đóng cửa, tăng 26% so với cùng kì năm trước; 12,2 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 20,6%, 4,1 nghìn doanh nghiệp 22 hoàn tất thủ tục giải thể, (giảm 0,02%)

1,5-2 triệu lao động trước nguy cơ bị ngừng việc

Bên cạnh việc các DN tạm dừng hoạt động tăng, tình hình lao động, việc làm chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động thấp, thất nghiệp tăng cao.

Tổng hợp báo cáo nhanh của các doanh nghiệp, có khoảng 10% doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất. Bước sang đầu tháng 3, đặc biệt tuần thứ hai của tháng 3, khi dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, số lượng doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất tăng lên rõ rệt với khoảng trên 15% trong tổng số doanh nghiệp. Đặc biệt tại một số ngành, lĩnh vực như du lịch, lưu trú, nhà hàng cắt giảm từ 70-80%. 

Tính từ 1/1 - 26/3/2020, đã có trên 153 nghìn người mất việc làm phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và hàng triệu lao động bị ngừng việc, tập trung vào một số ngành nghề, lĩnh vực như: vận tải, dệt may, da giày, dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống,…

Nếu diễn biến dịch không có thay đổi lớn, ước tính quí II sẽ có trên 250 nghìn lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm và 1,5-2 triệu lao động bị ngừng việc. Trong trường hợp dịch bùng phát mạnh hơn, ước tính quí II sẽ có 400 nghìn lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm và khoảng 3 triệu lao động có nguy cơ bị ngừng việc.

Theo Bộ KH – ĐT, bước sang quí II, kinh tế - xã hội Việt Nam dự kiến còn phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là nền kinh tế nước ta có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường.

Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động. Các ngành thương mại, du lịch, vận tải và xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn do chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh. Áp lực kiểm soát lạm phát, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Do đó, đòi hỏi cần có sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, sự hỗ trợ và chia sẻ gánh vác trách nhiệm giữa các đoàn thể trong nước trong giai đoạn khó khăn này.

Hoàng Trung