|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp tại TP HCM cần chú ý: Bộ chỉ số rủi ro lây nhiễm COVID-19 quyết định DN được tiếp tục hoạt động hay buộc dừng

09:06 | 07/04/2020
Chia sẻ
Các doanh nghiệp có điểm số % từ 50-80% thuộc diện rủi ro lây nhiễm cao và phải có giải pháp giảm rủi ro mới được hoạt động. Với các doanh nghiệp có điểm số từ 80%-100% thuộc diện rủi ro lây nhiễm rất cao và phải buộc tạm dừng hoạt động.

Sau khi Văn phòng Chính phủ ra văn bản số 2601/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.

Ngày 6/4, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP HCM vừa ban hành Bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm Virus tại doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM.

Theo đó, TP HCM yêu cầu các đơn vị sản xuất nhà máy, dự án, căn cứ bộ chỉ số này để áp tại đơn vị xem mỗi đơn vị đang ở mức bao nhiêu điểm %, để có căn cứ hoạt động tiếp tục hay buộc phải tạm dừng.

Cụ thể, Bộ chỉ số bao gồm 10 chỉ số thành phần sẽ được đánh giá theo nguyên tắc cho điểm, điểm cao nhất là 10 điểm, tương ứng rủi ro cao nhất; điểm thấp nhất là 1, tương ứng rủi ro thấp nhất.

Các chỉ số thành phần (TP) bao gồm:

TP1: Số công nhân làm việc tập trung tại doanh nghiệp

TP2: Mật độ người lao động làm việc ở các phân xưởng (bình quân 1m2 mặt bằng phân xưởng)

TP3: Người lao động rửa tay, có xịt nước khuẩn trước khi vào và ra khỏi phân xưởng

TP4: Tỉ lệ công nhân đeo khẩu trang trong lúc làm việc

Bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus Corona tại doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM

Các chỉ số thành phần đánh giá rủi ro lây nhiễm

TP5: Số công nhân được kiểm tra nhiệt độ trước khi vào làm phân xưởng

TP6: Khoảng cách công nhân ở nhà ăn

TP7: Số công nhân đi làm bằng xe đưa rước

TP8: Khu vực (địa điểm đưa đón, trả công nhân ở trước khi đi làm (mỗi khu vực cách nhau từ 3km trở lên

TP9: Công ty phát khẩu trang cho công nhân mỗi ngày hoặc phát đủ khẩu trang giặt được

TP10: Công ty có làm ca đêm (trừ các DN sản xuất lương thực, dược phẩm, xăng dầu, điện nước, nhiên liệu và trang thiết bị phục vụ y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19).

Doanh nghiệp tại TP HCM cần chú ý: Bộ chỉ số rủi ro lây nhiễm quyết định DN được tiếp tục hoạt động hay buộc dừng - Ảnh 2.

Doanh nghiệp tại TP HCM cần chú ý: Bộ chỉ số rủi ro lây nhiễm quyết định DN được tiếp tục hoạt động hay buộc dừng - Ảnh 3.

Công thức đánh giá Chỉ số rủi ro lây nhiễm

Công thức đánh giá Chỉ số rủi ro lây nhiễm (CRLN) của Công ty được tính bằng tổng điểm số của 10 thành phần chia cho 100 (điểm cao nhất của 10 chỉ số):

CRLN = TP1 + TP2+….TP10)/100

Theo đó, nếu CRLN của của doanh nghiệp bằng 10% được xem là rất ít rủi ro (được phép hoạt động).

Dưới 30%: Được xem là rủi ro lây nhiễm thấp (được phép hoạt động nhưng phải kiểm tra định kì để khắc phục các hạn chế ở chỉ số thành phần nào là cao nhất)

Từ 30%-50% là rủi ro lây nhiễm trung bình (có thể được hoạt động với điều kiện không có chỉ số thành phần nào điểm từ 7 trở lên)

Từ 50%-80%: Rủi ro lây nhiễm cao (Phải có giải pháp giảm rủi ro mới được hoạt động)

Từ 80% đến 100%: Rủi ro lây nhiễm rất cao (Không được hoạt động)

Trước đó, ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Các ngành, các cấp, các địa phương đã nghiêm túc triển khai theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng. Tuy nhiên, một số nội dung của Chỉ thị còn chưa được hiểu và thực hiện thống nhất.

Ngày 3/4, Văn phòng Chính phủ đã ra văn bản số 2601/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.

Theo văn bản này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... được tiếp tục hoạt động. Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, trong đó có các biện pháp:

a) Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế;

b) Yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp;

c) Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động;

d) Tổ chức, quản chặt chẽ việc đưa đón người lao động (nếu có) đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.

Trường hợp không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì phải dừng hoạt động. Cơ quan y tế địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống dịch tại các cơ sở nêu trên.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố công khai loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình phải tạm đình chỉ hoạt động.

Các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan, chủ động điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm phù hợp với các nội dung nêu trên; phối hợp, giải quyết các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; xử nghiêm các trường hợp vi phạm


Hoàng Trung

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.