COVID-19 khiến tương lai của các startup công nghệ tài chính trở nên bấp bênh
Lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) đang phát triển nhanh chóng tại châu Á trong vài năm gần đây. Nhưng cũng giống như nhiều lĩnh vực khác, ngành này cũng chịu tác động mạnh bởi đại dịch COVID-19. Entrepreneur liệt kê những tác động cực và tiêu cực từ đại dịch này đối với công nghệ tài chính.
Theo nền tảng thông tin thị trường CB Insight – một công ty phân tích dữ liệu và cung cấp thông tin thị trường về các công ty tư nhân và hoạt động của nhà đầu tư, sự khao khát của các nhà đầu tư dành cho công nghệ tài chính tại châu Á đang ở mức thấp nhất vào quý I và II kể từ cuối năm 2016.
Đây là hậu quả trực tiếp của đại dịch COVID-19, vốn đã tăng mức độ bất ổn cho tương lai ngành công nghệ tài chính.
Khả năng tiếp cận hạn chế đối với nguồn vốn sẽ khiến nhiều công ty ngừng hoạt động, chỉ còn lại trong ngành những công ty lớn hơn và mạnh hơn. Một bằng chứng về việc các công ty khởi nghiệp đang phải vật lộn với thực tế khắc nghiệt là việc Sequoia Capital đã cảnh báo rằng quỹ cần ít nhất 3-4 quí để phục hồi sau khủng hoảng COVID-19.
Bất ổn kéo dài cũng làm giảm số lượng các startup công nghệ tài chính và, do đó, tạo đà cho các công ty có khả năng đương đầu với các thử thách. Những doanh nghiệp mới trong ngành sẽ khó bắt kịp tình hình. Tuy nhiên, vẫn có cơ hội cho họ, vì ngay cả những công ty lớn hơn cũng sẽ suy yếu trong thời kỳ đại dịch bùng phát.
Cách chấm điểm linh hoạt đối với việc đánh giá khả năng trả nợ của những người chưa thể tiếp cận dịch vụ ngân hàng trung vào các khoản vay nhỏ hơn có thể làm nổi bật vai trò cho những cá nhân, tổ chức cho vay thay thế trong tình hình hiện tại.
Nhưng, bức tranh thực tế lại khác xa nhiều. Thu nhập của các doanh nghiệp lớn và nhỏ và khách hàng lẻ giảm khá rõ. Thực tế ấy không chỉ làm giảm mức tiêu dùng mà còn tăng số vụ vỡ nợ.
Nghiên cứu của Robocash Group đã cho thấy khoảng 54% người đi vay sẽ chỉ vay sau khi các lệnh giới hạn đóng cửa được dỡ bỏ. Ngoài ra, các chương trình tạm hoãn trả nợ khi người vay gặp khó khăn về tài chính đã làm giảm nguồn thu nhập của bên cho vay.
Kết quả là, nhu cầu giảm và các yêu cầu nghiêm ngặt hơn đã khiến số khoản vay giảm và, trong một số trường hợp, buộc các công ty phải ngừng hoạt động.
Do vậy, tình trạng không thể trả nợ của người vay và bất ổn kinh tế đã dẫn đến sự thoái vốn vốn của các nhà đầu tư khỏi lĩnh vực cho vay ngang hàng. Tại châu Âu, trong tháng 3 và tháng 4 năm nay, số khoản vay ngang hàng đã giảm xuống mức chỉ bằng 1/3 tổng số lượng vốn cho vay tích lũy từ các tháng trước và khiến một số nền tảng sập.
Mặc dù một số báo cáo nhắc đến khả năng phục hồi vào mùa hè, nhưng bất ổn càng tồn tại lâu, số doanh nghiệp tồn tại trên thị trường càng thấp.