|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Apple Insider: Apple Pay sắp ra mắt tại Việt Nam vào 8/8

11:07 | 06/08/2023
Chia sẻ
Theo trang tin tức chuyên về Apple, dịch vụ thanh toán Apple sẽ có thể xuất hiện tại thị trường Việt Nam ngay trong tháng này.

Theo Apple Insider, Apple đang chuẩn bị ra mắt Apple Pay ở nhiều quốc gia cùng một lúc. Trong đó, trang tin chuyên về Apple cho biết việc mở rộng dịch vụ Apple Pay sẽ diễn ra ở Chile và Việt Nam, dự kiến vào đầu tháng 8.

Đây là động thái mới nhất trong quá trình mở rộng thị trường cho Apple Pay của nhà sản xuất iPhone, sau khi ra mắt vào tháng 7 tại Ma-rốc. Transbank, ngân hàng kết nối dịch vụ liên ngân hàng ở Chile, đã đăng một bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội chào mừng Apple Pay vào mạng của mình.

Tuy nhiên, ngân hàng này đã ẩn bài viết đi. Đây không phải là lần đầu tiên một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính xác nhận Apple Pay đã được thêm vào dịch vụ và quay xe sau đó. Hồi tháng 8/2022, AmBank của Malaysia đã có một pha "cầm đèn pha chạy trước ô tô" nhưng sau đó phải gỡ vì thông tin chưa được công bố chính thức.

Bất chấp việc xóa bài đăng trên mạng xã hội, thị trường Chile có thể không phải đợi Apple Pay quá lâu.Theo nhà báo Pedro Segura Martin, các nguồn tin từ 4 tổ chức tài chính cho biết việc ra mắt sẽ diễn ra vào ngày 8/8.

Đáng chú ý, theo nguồn leak tin Apple nổi tiếng - "ShrimpApplePro", một danh sách các công ty sẽ hỗ trợ Apple Pay tại Việt Nam đã xuất hiện. Bản danh sách gồm nhiều cái tên nổi tiếng như Starbucks, McDonald's và Booking.com. Như vậy, có khả năng ngày 8/8 tới, Apple Pay sẽ chính thức ra mắt tại Việt Nam.

Apple Pay là dịch vụ thanh toán di động của Apple có khả năng giúp người dùng Apple thực hiện giao dịch mà không cần thẻ, giúp tăng sự an toàn cho những thông tin ngân hàng. Apple Pay lần được đưa vào sử dụng lần đầu tiên là vào ngày 20/10/2014.

Thùy Trang

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.