|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Gam màu kinh doanh của các ngân hàng ngoại tại Việt Nam

07:00 | 28/09/2018
Chia sẻ
Xu hướng thâm nhập thị trường, mở rộng mạng lưới của các ngân hàng nước ngoài thời gian gần đây đang cho thấy sức hấp dẫn thị trường Việt Nam. Cùng với đó, sự chuyển biến hoạt động nhanh chóng của các ngân hàng ngoại khiến cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng trở nên khốc liệt hơn.
hoat dong kinh doanh cac ngan hang ngoai chuyen bien nhu the nao trong 6 thang dau nam Sự đổ bộ của các ngân hàng ngoại giúp cải thiện ngành Ngân hàng Việt Nam?
hoat dong kinh doanh cac ngan hang ngoai chuyen bien nhu the nao trong 6 thang dau nam Ngân hàng ngoại cũng muốn nới 'room' tín dụng tại Việt Nam
hoat dong kinh doanh cac ngan hang ngoai chuyen bien nhu the nao trong 6 thang dau nam
Một số ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Quy mô tài sản và lợi nhuận gia tăng nhanh chóng

Hoạt động của các ngân hàng ngoại tại thị trường Việt Nam thời gian gần đây có những chuyển biến, đặc biệt là việc mua bán, chuyển giao, mở chi nhánh và xin cấp phép hoạt động mới diễn ra thường xuyên. Quy mô, mạng lưới cũng cho thấy tăng trưởng nhanh chóng.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tính đến ngày 31/5, tổng tài sản của các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, tương đương 10% tài sản toàn hệ thống ngân hàng (10,33 triệu tỷ đồng).

So với thời điểm 31/12/2017, tăng trưởng tài sản của khối các ngân hàng liên doanh và nước ngoài đạt 5,73%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của cả hệ thống là 3,27%.

hoat dong kinh doanh cac ngan hang ngoai chuyen bien nhu the nao trong 6 thang dau nam
Một số chỉ tiêu cơ bản của hệ thống ngân hàng tính đến ngày 31/5 (Nguồn: SBV)

Theo báo cáo tài chính bán niên của 3 ngân hàng nước ngoài được công bố, tăng trưởng tài sản đều đạt hai con số.

Tính đến 30/6, tổng tài sản của HSBC Việt Nam tăng 22,8%, Ngân hàng BNP chi nhánh TP HCM tăng 14,5% và Ngân hàng ANZ Việt Nam tăng 16% so với đầu năm. Con số này ở hơn 20 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đạt bình quân 4,7%, mức cao nhất khoảng 11,5%, thậm chí có ngân hàng tài sản tăng trưởng âm.

hoat dong kinh doanh cac ngan hang ngoai chuyen bien nhu the nao trong 6 thang dau nam
Tài sản của 3 ngân hàng nước ngoài trong 6 tháng đầu năm. Đvt: tỷ đồng. (Nguồn: QT tổng hợp)

Bên cạnh tăng trưởng đáng kể về tài sản, lợi nhuận của những ngân hàng này cũng tăng trưởng.

Lợi nhuận sau thuế của HSBC Việt Nam cao kỷ lục, đạt hơn 1.130 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận một mảng tăng ở hai con số như thu nhập lãi thuần tăng 20%; hoạt động dịch vụ tăng gần 33%, hoạt động khác tăng 54%...

Tăng trưởng vượt trội phải kể đến lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng BNP Paribas Chi nhánh TP HCM đạt 205 tỷ đồng, gấp gần 2,8 lần cùng kỳ năm trước.

Riêng ANZ Việt Nam, lợi nhuận sau thuế đạt gần 42,3 tỷ đồng, giảm hơn 75%. Nguyên nhân chính là ngân hàng đã bán toàn bộ mảng bán lẻ cho Shinhan Bank vào năm ngoái.

hoat dong kinh doanh cac ngan hang ngoai chuyen bien nhu the nao trong 6 thang dau nam
Lợi nhuận của 3 ngân hàng nước ngoài trong 6 tháng đầu năm. Đvt: tỷ đồng. (Nguồn: QT tổng hợp)

Xét về hiệu quả hoạt động, số liệu của NHNN cho thấy, tính đến hết quý I/2018, khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài đạt 0,33% cao hơn khối NHTM cổ phần (0,28%) và gấp gần 2 lần ROA của các NHTM Nhà nước (0,18%).

hoat dong kinh doanh cac ngan hang ngoai chuyen bien nhu the nao trong 6 thang dau nam
Khả năng sinh lời của tài sản - ROA của các loại hình TCTD trong quý I/2018 (Nguồn: SBV)

Không những vậy, trong khi các ngân hàng trong nước vẫn đang phải chật vật đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo quy định của NHNN là 9%, ở phía ngân hàng ngoại thì hệ số này khá cao với 27,36%, gấp hơn hai lần trung bình của hệ thống là 12,14% và gấp ba lần trung bình của các NHTM Nhà nước là 9,39%.

Theo lý giải của các chuyên gia, hiệu quả hoạt động cũng như mức độ an toàn của các ngân hàng ngoại đến từ những lợi thế về kỹ năng quản lý, hạ tầng công nghệ thông tin, tiềm lực tài chính và đặc biệt là kinh nghiệm hoạt động trong các nghiệp vụ tài chính quốc tế.

Điển hình trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của HSBC, ANZ và BNP chi nhánh TP HCM đạt lần lượt 34 tỷ, 84 tỷ và 13,7 tỷ đồng, chiếm 14%, 17% và 4,4% tổng thu nhập hoạt động; trong khi đó, tỷ trọng này của các ngân hàng trong nước chỉ dao động từ 2 - 3% .

Đồng thời, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối của HSBC hiện ngang ngửa với "ông lớn" VietinBank với quy mô tổng thu nhập hoạt động gấp 10 lần và chỉ đứng sau VietcomBank (1.039 tỷ đồng) và BIDV (437 tỷ đồng).

Ngân hàng ngoại tiếp tục mở rộng mạng lưới tại Việt Nam

Đến nay, Việt Nam có 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động gồm HSBC (Hồng Kong – Thượng Hải), ANZ (Australia), Standard Chartered (Anh), Shinhan Bank (Hàn Quốc), Hong Leong (Malaysia), Public Bank Berhad (Malaysia), Woori Bank (Hàn Quốc), CIMB (Malaysia) và UOB (Singapore); hai ngân hàng liên doanh là Ngân hàng TNHH Indovina, Ngân hàng Việt - Nga và khoảng 50 ngân hàng khác đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Theo đánh giá của Fitch Solution, mặc dù trong hai năm qua, có một số trường hợp các ngân hàng ngoại rút vốn khỏi thị trường Việt Nam, nhưng môi trường hoạt động trong nước vẫn rất hấp dẫn với các nhà cho vay trên thế giới.

Và thực tế, nhiều ngân hàng nước ngoài đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam thông qua các công ty 100% vốn nước ngoài thay vì hợp tác liên doanh với những ngân hàng trong nước như trong giai đoạn trước.

Mới nhất, Malaysia Public Bank được NHNN chấp thuận mở ba chi nhánh và hai văn phòng giao dịch mới tại Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng. Ngân hàng UOB của Singapore cũng đã thành lập công ty con tại Việt Nam hồi tháng 8.

Các ngân hàng của Hàn Quốc cũng gia tăng hoạt động khi Woori Bank và Shinhan Bank đang chờ NHNN đồng ý kế hoạch mở rộng chi nhánh tại Việt Nam.

Sự xuất hiện của các nhà băng ngoại sẽ thúc đẩy cạnh tranh thị trường tài chính trong nước vốn đã đông đúc với 34 NHTM nội địa nay. "Sự đổ bộ ồ ạt của dòng vốn các ngân hàng nước ngoài thông qua công ty con sẽ giúp chuyển giao chuyên môn và nâng cao tính cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam", Fitch Solutions nhận định.

Xem thêm

Quốc Thụy