|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

FAO: Tóm tắt tác động của Covid-19 đối với ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản

20:23 | 14/06/2020
Chia sẻ
"Thực trạng ngành Thủy sản và Nuôi trồng Thủy sản Thế giới" - Ấn bản năm 2020 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) vừa hoàn thành thì đại dịch bệnh coronavirus (COVID-19) lan rộng khắp thế giới.

Do đó, ấn bản này dù có tham chiếu đến, nhưng không đề cập đến các tác động của đại dịch đối với ngành thủy sản. Phụ lục này sẽ tóm tắt những tác động của tình trạng dịch Covid bùng phát nhanh, và cung cấp cơ sở nền tảng cho các can thiệp và tư vấn chính sách.

FAO: Tóm tắt tác động của Covid-19 đối với ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản - Ảnh 1.

Mặc dù COVID-19 không lây nhiễm các loài thủy sản (Bondad-Reantaso et al., 2020), nhưng nó đã gây ra cú sốc lớn nhất đối với hệ thống thực phẩm thủy sản.

Các biện pháp bảo vệ được các chính phủ thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh, trong khi cần thiết, đã tác động đến từng khâu trong chuỗi cung ứng thủy sản, từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, đến chế biến, vận chuyển, tiếp thị bán buôn và bán lẻ. 

Tuy nhiên, trong thời kỳ đại dịch toàn cầu này, thủy sản vẫn là một nguồn protein động vật, vi chất dinh dưỡng và axit béo omega-3 thiết yếu, rất quan trọng ở các nước (34 nước) thiếu thực phẩm có thu nhập thấp (LIFDCs) và 5 quốc đảo nhỏ đang phát triển (SIDS), nơi chế độ ăn phụ thuộc rất nhiều vào thủy sản. 

Do đó, điều quan trọng là các quốc gia này tiếp tục cần đến các sản phẩm thủy sản.

Bảo vệ từng khâu trong chuỗi cung ứng thủy sản và nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc quan trọng đối với sinh kế của nhiều cộng đồng phụ thuộc vào thủy sản, các sản phẩm thủy sản là một trong những thực phẩm được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, với 38% tổng sản lượng thủy sản được đưa vào giao dịch thương mại quốc tế. 

Các biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 đã gây ra gián đoạn ở tất cả các phân khúc của chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế.

Bảo vệ từng khâu trong chuỗi cung ứng là việc cơ bản để tránh khủng hoảng lương thực toàn cầu và địa phương, và bảo vệ các nền kinh tế phụ thuộc vào thủy sản.

Hoạt động khai thác thủy sản giảm

Do đại dịch, hoạt động đánh bắt thủy sản thủ công và công nghiệp đều giảm. Theo Global Fishing Watch, tính đến cuối tháng 4/2020, hoạt động đánh bắt công nghiệp trên toàn cầu đã giảm khoảng 6,5% so với các năm trước, do các hạn chế và đóng cửa tránh COVID-19 (Clavelle, 2020). 

Nguồn cung hạn chế (ví dụ: nước đá, nhiên liệu, thiết bị và mồi), do các nhà cung cấp bị đóng cửa hoặc không thể cung cấp ứng trước các nguyên liệu đầu vào, cũng đã hạn chế các hoạt động đánh bắt thủy sản.

Tình trạng thiếu lao động cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động đánh bắt thủy sản, đặc biệt là nơi các thuyền viên là những người lao động nhập cư. Kết quả là, gia đình của họ ở nhà bị giảm hoặc bị tạm dừng dòng tiền chuyển về (Ngân hàng Thế giới, 2020). 

Gần đây, ở một số vùng, dấu hiệu cải thiện đã được thấy rõ ở một số nghề cá (ví dụ: thay đổi loài mục tiêu và chiến lược tiếp thị phù hợp với biến động nhu cầu), với một số nghề cá quy mô nhỏ có khả năng điều chỉnh nhanh hơn với nhu cầu thị trường.

Các mức độ ảnh hưởng trong sản xuất nuôi trồng thủy sản

Ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản có sự khác nhau tùy theo vùng, loài, thị trường và khả năng tài chính của trang trại. Sau khi bị gián đoạn, nhiều nông dân không thể bán được sản phẩm thu hoạch đã phải giữ lại một lượng lớn cá sống. 

Những người khác không làm được những việc cần thiết đúng theo vụ như như việc thả nuôi cá. Điều này đã làm tăng chi phí và rủi ro, đặc biệt là khi nguồn cung đầu vào bị gián đoạn, và có thể làm chậm việc thả nuôi lại cũng như việc thu hoạch.

Các loài nuôi để xuất khẩu đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự gián đoạn của vận tải quốc tế. Mặc dù một số chính phủ hoặc tổ chức đã cung cấp hỗ trợ tài chính, vẫn còn nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, dự đoán sơ bộ của một vài công ty cho thấy họ có thể phục hồi khi khủng hoảng giảm bớt.

Các trang trại nuôi trồng thủy sản cung cấp cho thị trường thủy sản sống hoặc các dịch vụ thực phẩm cao cấp (nhà hàng, du lịch và khách sạn) cũng bị ảnh hưởng đáng kể. 

Khả năng phục hồi của họ sẽ phụ thuộc phần lớn vào khả năng định hướng XK sang các thị trường khác, đặc biệt là siêu thị và bán lẻ, bao gồm cả việc sử dụng các công cụ số hóa, vốn nổi lên như một sự đổi mới lớn trong cuộc khủng hoảng này.

Các doanh nghiệp và trang trại vừa và nhỏ đang phải vật lộn với các vấn đề về dòng tiền, vì cuộc khủng hoảng không chỉ làm giảm thu nhập của họ mà còn phát sinh các chi phí mới liên quan đến chi phí duy trì thủy sản sống trong các cơ sở nuôi.

Nguồn lao động và các đầu vào cần thiết cho nuôi trồng thủy sản (ví dụ: thuốc, cá giống và thức ăn) cũng bị ảnh hưởng bởi các hạn chế về vận chuyển hàng hóa, biện pháp phòng ngừa và đóng cửa biên giới. 

Các nhà cung cấp đầu vào có thể cảm nhận được tác động chính trong những tháng tới khi các hộ nuôi đóng cửa hoạt động hoặc trì hoãn việc thả nuôi.

Các nhà máy chế biến, thị trường và thương nhân điều chỉnh theo nhu cầu

Các tác động chủ yếu bất lợi đối với các nhà sản xuất cung cấp dịch vụ thực phẩm, ví dụ: khách sạn, nhà hàng và phục vụ ăn uống. Một số đã bắt đầu bán hàng trực tiếp và dịch vụ giao hàng cho các hộ gia đình để bù đắp cho nhu cầu nhà hàng và nhà hàng bị sụt giảm. Xuất khẩu đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự gián đoạn vận chuyển.

Tuy nhiên, doanh số bán lẻ thực phẩm vẫn ổn định hoặc tăng đối với thủy sản đông lạnh, đóng hộp, ướp và hun khói với thời hạn sử dụng lâu hơn.

Hoạt động chế biến thủy sản bị ảnh hưởng bởi các vấn đề như sức khỏe của công nhân và tình trạng thiếu lao động do dịch COVID-19 và giãn cách, cách ly nhân viên. Những thay đổi về nhu cầu cũng ảnh hưởng đến việc lưu kho, dẫn đến tăng thất thoát thực phẩm và lãng phí. 

Nhiều chợ bán buôn và bán lẻ thủy sản thường bị tắc nghẽn và đông đúc, gây ra rủi ro cho thương nhân, hầu hết là phụ nữ, cũng như người tiêu dùng, những người dễ bị rủi ro do phải mưu sinh và mua cá tươi để ăn.

Một thực tế nổi bật là các chuỗi cung ứng không chính thức bị ảnh hưởng lớn hơn do không có những ràng buộc bằng hợp đồng chính thức (không có chuỗi lạnh hoặc bảo hiểm…). Một hậu quả khác của dịch Covid, liên quan đến thương mại toàn cầu, là các sự kiện thương mại thủy sản quan trọng trên thế giới bị hủy.

Các vấn đề về điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng, đặc biệt đối với phụ nữ và những người lao động dễ bị tổn thương khác

Mặc dù một số nghề cá quy mô nhỏ có thể thích nghi (ví dụ như cung cấp bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng), nhưng nhìn chung nông ngư dân quy mô nhỏ bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì họ thiếu vốn để vượt qua “cơn bão” này, thu nhập/thực phẩm hàng ngày của họ phụ thuộc vào đánh bắt và họ không được tiếp cận các dịch vụ y tế… 

Ở một số vùng của Địa Trung Hải và Biển Đen, hơn 90% ngư dân quy mô nhỏ đã buộc phải ngừng đánh bắt trong thời gian phong tỏa, mặc dù là một ngành sản xuất thực phẩm chính, vì họ không thể bán sản phẩm khai thác và/hoặc giá cá đã giảm xuống dưới mức có lãi (Euronews, 2020). 

Phụ nữ, chiếm 50% lực lượng lao động trong ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản, bị ảnh hưởng đặc biệt bởi sản lượng khai thác giảm và việc ngừng hoặc giảm các hoạt động chế biến và tiếp thị (CFFA, 2020). 

Ngoài ra, ngư dân, và các nhà chế biến và cung cấp thủy sản (nhiều người trong số họ là phụ nữ), có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn, vì họ có liên quan chặt chẽ với những người khác trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị (CFFA, 2020). 

Hơn nữa, các việc không chính thức phổ biến trong lĩnh vực này là rào cản ngăn ngư dân, phụ nữ làm nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản được bảo vệ theo chính sách thị trường lao động và các cơ chế bảo trợ xã hội.

Điều kiện làm việc và sự an toàn của ngư dân trong cả hai lĩnh vực khai thác công nghiệp và quy mô nhỏ đã bị ảnh hưởng do phải làm việc trong thời gian dài, mệt mỏi và căng thẳng. 

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng sức khỏe này cũng là một cơ hội để giải quyết và cải thiện điều kiện làm việc và vệ sinh của những nhóm dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt tập trung vào những người trẻ tuổi và phụ nữ, những người phải chịu gánh nặng công việc và bạo lực nhiều hơn.

Quản lý và chính sách

COVID-19 đã ảnh hưởng đến qui trình quản lý nghề cá. Một số khảo sát đánh giá nghề cá đã bị giảm hoặc hoãn, các chương trình giám sát nghề cá tạm thời bị đình chỉ, và việc hoãn các cuộc họp khoa học và quản lý sẽ làm chậm việc thực hiện một số biện pháp cần thiết, cũng như việc giám sát và thực thi các biện pháp này.

Việc thiếu giám sát và thực thi có thể làm giảm mức độ về quản lý có trách nhiệm, giám sát và kiểm soát hoạt động đánh bắt và dẫn đến mức độ đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát (IUU) sẽ tăng lên. An toàn của thuyền viên cũng là một mối quan ngại. 

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đã gây ra những phản ứng chưa từng có của các chính phủ trên toàn thế giới. 

Các chính sách và hành động được thực hiện bao gồm các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ ngư dân người làm nghề cá an toàn, và tăng cường bảo vệ xã hội để hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất và tránh khủng hoảng kinh tế xã hội. 

Các biện pháp bảo trợ xã hội liên quan đến trợ giúp xã hội (ví dụ: chuyển tiền mặt), bảo hiểm xã hội (ví dụ: bảo hiểm y tế) và các chương trình thị trường lao động (ví dụ: trợ cấp thất nghiệp) và các bước để đảm bảo sự liên tục của việc cung cấp thực phẩm.

FAO đang làm gì?

Mục tiêu đầu tiên của FAO là đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng cho tất cả mọi người. 

Để đối phó với đại dịch COVID-19, Tổ chức này đã có động thái chưa từng có bao gồm: có các trang chuyên về COVID-19 trên trang web của FAO, với các phân tích và giải pháp nhắm tới chuỗi giá trị thực phẩm, tóm tắt chính sách ngành và liên ngành, tư vấn về kế hoạch nuôi trồng và thu hoạch.

FAO cũng tổ chức các cuộc họp kế hoạch COVID-19 hàng tuần với các văn phòng khu vực và tiểu vùng và tổ chức các cuộc họp thường xuyên với các Thành viên để cập nhật về tình trạng và ứng phó với đại dịch.

Ngoài ra, Tổng Giám đốc FAO thường thông tin nhanh tới các nhà lãnh đạo và người ra quyết định quốc gia cũng như cộng đồng lớn hơn thông qua việc tham gia các diễn đàn quốc tế như G20, Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC), và tham gia vào các cuộc trao đổi quốc tế khác nhau và các cuộc họp song phương với các Thành viên.

Trong bối cảnh nghề cá và nuôi trồng thủy sản, động thái của FAO chủ yếu tập trung vào hỗ trợ, khởi động lại và tăng cường chuỗi cung ứng và sinh kế của ngành, tập trung vào các nhóm và khu vực dễ bị tổn thương nhất. 

Để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc này, Cục Thủy sản và Nuôi trồng Thủy sản đã thành lập một Lực lượng Đặc nhiệm COVID-19 để phối hợp các sáng kiến của bộ để đối phó với đại dịch và hỗ trợ phối hợp các biện pháp và các can thiệp giải quyết tác động của COVID-19 đối với nghề cá và nuôi trồng thủy sản. 

Tóm lại, các hành động FAO đã và đang thực hiện bao gồm:

- Xây dựng tóm tắt chính sách về tác động của COVID-19 đối với ngành và chính sách đối phó (FAO, 2020a), cũng như hỏi đáp để giải quyết các nhu cầu thông tin cấp bách nhất (FAO, 2020b).

- Làm việc với các Thành viên, đại diện của ngành công nghiệp và xã hội dân sự và các bên liên quan khác để theo dõi tình hình và cung cấp chính sách, quản lý và tư vấn kỹ thuật, cũng như hỗ trợ kỹ thuật để đổi mới và điều chỉnh các hoạt động trong chuỗi cung ứng.

- Phối hợp thông tin và phản hồi với các đối tác quốc tế và khu vực, chẳng hạn như các cơ quan thủy sản khu vực (FAO, 2020c), các tổ chức kinh tế liên chính phủ, trung tâm nghiên cứu và tổ chức xã hội dân sự.

- Tiếp tục nâng cao hiểu biết về virus, để đánh giá bất kỳ rủi ro tiềm tàng nào đối với hệ thống thực phẩm toàn cầu, khu vực và quốc gia - khi thông tin và kiến thức mới ngày càng rõ ràng (ví dụ: tiêu chuẩn quốc tế, ý kiến chuyên gia, nghiên cứu đánh giá ngang hàng) - và để huy động các nguồn lực cho các biện pháp giảm thiểu tác động của COVID-19.

- Làm việc với các tổ chức tài chính và các nhà tài trợ để phát triển các gói can thiệp toàn diện và phối hợp nhằm giải quyết các ưu tiên cấp bách nhất để kích hoạt lại chuỗi cung ứng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lê Hằng

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.