|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thông qua tuyên bố chung ASEAN - Nhật Bản về sáng kiến phục hồi kinh tế ứng phó với COVID-19

11:24 | 26/04/2020
Chia sẻ
Tuyên bố chung này khẳng định sự thống nhất giữa các nước ASEAN và Nhật Bản trong việc nỗ lực triển khai các chính sách nhằm đạt được ba mục tiêu chính.

Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, ngày 22/4, để triển khai chỉ đạo của các nhà Lãnh đạo tại Tuyên bố chung Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về ứng phó dịch COVID-19, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN – Nhật Bản đã chính thức thông qua “Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN – Nhật Bản về sáng kiến phục hồi kinh tế ứng phó với dịch COVID-19” nhằm ứng phó với những hậu quả về kinh tế và chuỗi cung ứng do sự bùng phát của dịch COVID-19 gây ra.

Đây là kết quả của cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (với vai trò Chủ tịch các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN) và Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Kajiyama Hiroshi vào chiều ngày 17/4, cũng như là kết quả của việc thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 khi đã thúc đẩy đạt được đồng thuận và ủng hộ trong ASEAN trong thời gian ngắn.

Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN – Nhật Bản về sáng kiến phục hồi kinh tế ứng phó với dịch COVID-19 được được xây dựng trên cơ sở các nội dung chính của Tuyên bố chung do Việt Nam đề xuất và được các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 26 ngày 10/3 tại Đà Nẵng, Việt Nam. 

Tuyên bố chung này khẳng định sự thống nhất giữa các nước ASEAN và Nhật Bản trong việc nỗ lực triển khai các chính sách nhằm đạt được ba mục tiêu chính: 

(i) duy trì các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa ASEAN và Nhật Bản; 

(ii) giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế; 

(iii) tăng cường khả năng phục hồi kinh tế.

Để giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế, tại Tuyên bố chung này, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Nhật Bản thống nhất các nguyên tắc chung về hợp tác kinh tế như: cam kết nỗ lực duy trì mở cửa thị trường và ngăn chặn sự đình trệ của các hoạt động kinh tế, củng cố, xây dựng chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu bền vững, đa dạng, đảm bảo lưu thông các mặt hàng thiết yếu; tìm kiếm các giải pháp sáng tạo như kỹ thuật số để đảm bảo sự hoạt động liên tục của các doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs). 

Các Bộ trưởng nhấn mạnh ASEAN và Nhật Bản là những mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực, vì vậy cần nỗ lực cung cấp nguyên vật liệu và các sản phẩm cho thị trường toàn cầu để duy trì sự ổn định cũng như đảm bảo sức khoẻ của tất cả mọi người dân.

Tại Tuyên bố chung này, các Bộ trưởng khẳng định lại mối quan hệ kinh tế truyền thống, chặt chẽ và liên tục phát triển giữa ASEAN và Nhật Bản trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, hướng tới sự thịnh vượng của các hai bên. 

Nhật Bản hiện nay là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ hai và là đối tác thương mại lớn thứ tư của ASEAN, trong khi đó ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ hai của Nhật Bản. 

Những năm qua, ASEAN và Nhật Bản đều đã hợp tác chặt chẽ trong các cuộc khủng hoảng khác từ thiên tai trong khu vực đến khủng hoàng tài chính châu Á cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. 

Vì vậy, các Bộ trưởng hoàn toàn tin tưởng ASEAN và Nhật Bản sẽ cùng hợp tác chặt chẽ để vượt qua những thách thức kinh tế do sự bùng phát dịch COVID-19.

Thời gian tới, các Bộ trưởng ASEAN và Nhật Bản cũng nhất trí sẽ thúc đẩy thống nhất “Kế hoạch hành động để phục hồi kinh tế ASEAN – Nhật Bản” để sớm triển khai các biện pháp cụ thể nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hai bên ứng phó với hậu quả của dịch COVID-19, củng cố chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, hồi phục nền kinh tế ASEAN và Nhật Bản.


Ánh Dương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.