|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Đột nhập thánh đường của các game thủ chuyên nghiệp: Chơi game 18 tiếng mỗi ngày, lương 200.000 USD/năm và ước mơ trở thành thần tượng esport

08:05 | 03/07/2021
Chia sẻ
Hàng năm, nhiều nghìn người trẻ Hàn Quốc lại cạnh tranh với nhau cho các suất trong đội tuyển thể thao điện tử (esport) chuyên nghiệp song chỉ có một số ít thành công.
Cuộc đua nghẹt thở trở thành người chơi esport chuyên nghiệp tại Hàn Quốc - Ảnh 1.

Một lớp học tại Gen.G Elite Esports Academy tại Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: The New York Times).

Các học viên ăn trưa trong im lặng trước khi tập trung tại một căn phòng lờ mờ sáng đặt nhiều máy tính. Tại đây, các huấn luyện viên giúp họ học cách chiến thắng đối thủ trong một thế giới số kỳ ảo đầu rẫy quái vật. 

Các tiết học tại trường học kết thúc vào lúc 5 giờ chiều nhưng nhiều học viên vẫn luyện tập cho tới đêm. Đây là những hình ảnh thường gặp đối với học viên tại một trong rất nhiều học viện esport tại Hàn Quốc.

"Tôi chỉ ngủ 3 đến 4 giờ mỗi ngày", Kim Min-soo, một học viên 17 tuổi chia sẻ. Anh phải đeo nẹp quanh tay phải để giảm đau vì chơi game quá nhiều. "Nhưng tôi muốn thành một ngôi sao. Tôi mơ ước được đứng giữa một sân khấu esport với nhiều người hâm mộ vây quanh".

Các học viên như Min-soo tạo ra một thứ năng lược cạnh tranh gay gắt ở các học viên esport chuyên nghiệp. Hàn Quốc vốn được xem là quê hương của esport, một ngành công nghiệp vẫn chưa nhận được ánh mắt thiện cảm ở nhiều quốc gia. Các học viện ở Hàn Quốc muốn thay đổi hình ảnh đó và mang đến hàng nghìn cơ hội để người trẻ được theo đuổi esport như một công việc thực sự.

"Ở Hàn Quốc, người chơi phải học hỏi trước khi thực sự bắt đầu chơi vì nếu họ phá vỡ tính hiệu quả của cả đội, họ sẽ bị loại", ông Jeon Dong-jin, giám đốc Blizzard Entertainment Hàn Quốc, chia sẻ. "Game thủ Hàn Quốc nghiêm túc đến mức nghẹt thở".

Game trực tuyến phổ biến ở Hàn Quốc sớm và nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Khi Hàn Quốc bắt đầu triển khai Internet tốc độ cao vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, nhiều quán cà phê Internet mở cửa 24 giờ mỗi ngày nở rộ.

Các giải đấu esport cũng sớm xuất hiện tại quốc gia này. Tới năm 2000, nhiều kênh truyền hình Hàn Quốc bắt đầu phát sóng các giải đấu game trực tuyến.

Cuộc đua nghẹt thở trở thành người chơi esport chuyên nghiệp tại Hàn Quốc - Ảnh 2.

Kim Min-soo được mát-xa ở lớp học. Nhiều học viên tới lớp với gương mặt thiếu ngủ vì thức khuya luyện tập. (Ảnh: The New York Times)

Hiện tại, esport đang là nghề trong tương lai phổ biến thứ 5 đối với học sinh, sinh viên Hàn Quốc, xếp sau vận động viên, bác sỹ, giá viên và sáng tạo nội dung số, theo một khảo sát của Bộ Giáo dục Hàn Quốc hồi năm ngoái. Esport cũng sẽ có mặt trong Asian Games tổ chức vào năm 2022.

Các game thủ hàng đầu như Lee Sang-hyeok (còn được biết đến với tên gọi Faker) đón nhận tài sản và sự nổi tiếng không kém gì các thần tượng K-pop. Hàng triệu người xem anh thi đấu trên livestream. Trước đại dịch, người hâm mộ thường đổ đến các sàn đấu esport trông như một sự hoà trộn giữa sân khấu nhạc rock và sàn đấu vật.

Sự quyến rũ của esport là khó có thể cưỡng lại. Nhiều phụ huynh phải đưa con em mình đến các trung tâm tư vấn để cai nghiện game hoặc tham gia các trại huấn luyện. Nhiều học sinh, sinh viên thậm chí bỏ học để dành nhiều thời gian hơn cho game. Một số ít trong số đó thực sự tạo được điểm nhấn lớn.

10 đội tuyển esport chuyên nghiệp tại Hàn Quốc được tham gia thi đấu trong League of Legends, trò chơi phổ biến nhất tại đây, chỉ tuyển dụng đúng 200 người. Nếu không lọt vào danh sách này, những người còn lại không có nhiều lựa chọn khác.

Không có thành tích hợp tập ấn tượng, và thậm chí không có bằng tốt nghiệp, game thủ gặp nhiều khó khăn để tìm một công việc tốt. Khác với các trường đại học Mỹ, các trường học ở Hàn Quốc không nhận học viên dựa trên kỹ năng esport.

Khi Gen.G, một công ty esport Mỹ, mở Học viện esport Gen.G Elite tại Seoul vào năm 2019, học viên này tham vọng giải quyết một số thách thức hiện hữu vì "đây là nơi có phần lớn tài năng", ông Joseph Baek, giám đốc chương trình Gen.G Academy, chia sẻ. "Hàn Quốc được xem là "thành đường" của esport".

Cuộc đua nghẹt thở trở thành người chơi esport chuyên nghiệp tại Hàn Quốc - Ảnh 3.

Hàn Quốc vốn được xem là nơi "khai sinh" của thể thao điện tử. (Ảnh: The New York Times)

Học viên này đào tạo các học viên để trở thành người chơi chuyên nghiệp và tìm kiếm cơ hội để trở thành streamer, nhân viên marketing hoặc các nhà phân tích dữ liệu. Cùng công ty giáo dục Elite Pen School, học viện cung cấp chương trình bằng tiếng Anh giúp học viên có cơ hội nhận bằng tốt nghiệp cấp 3 của Mỹ và chuyển tiếp sang học đại học ở Mỹ thông qua học bổng esport.

Các học viên đăng ký Elite Open School được chia vào các lớp học khác nhau đặt theo tên nhiều trường đại học nổi tiếng của nước Mỹ. Họ học tiếng Anh, lịch sử Mỹ và một số môn học bắt buộc khác. Có người phải di chuyển 2 giờ đồng hồ mỗi sáng để tới trường.

"Thách thức với tôi là tìm cách để học viên tỉnh toán và tương tác trong suốt giờ học", Sam Suh, một giáo viên tiếng Anh chia sẻ. Công việc thực sự bắt đầu vào buổi chiều khi 2 chuyến xe buýt đưa các học viên đến học viện Gen.G để tham gia tập truyện game.

Anthony Bazire, một cựu học viên 22 tuổi của học viện Gen.G từ Pháp, nói rằng anh chọn Hàn Quốc là nơi luyện tập vì có nhiều game thủ giỏi ở đây. "Khi bạn thấy mọi người chăm chỉ, bạn cũng sẽ chăm chỉ", anh chia sẻ.

Cuộc đua nghẹt thở trở thành người chơi esport chuyên nghiệp tại Hàn Quốc - Ảnh 4.

Một lớp học tiếng Anh ở Elite Open School. Lowell Stevens, giáo viên, cũng từng một game thủ chuyên nghiệp. (Ảnh: The New York Times)

Chương trình Gen.G giúp một số học viên thuyết phục được phụ huynh thành công rằng họ đang theo đuổi một cong đường sự nghiệp thông minh.

Năm 2019, khi đang theo học năm thứ 2 tại trường trung học, Kim Hyeon-yeong, chơi League of Legends 10 tiếng mỗi ngày. Khi kỹ năng ngày càng tốt hơn, Kim quyết định trở thành một game thủ chuyên nghiệp và bỏ học.

"Bố mẹ tôi hoàn toàn phản đối", Kim chia sẻ. "Tôi nói với họ rằng tôi không hối hận vì đây là một điều tôi muốn thử trong đời mình, sẵn sàng bỏ mọi thứ khác mà tôi có".

Bà Lee Ji-eun, mẹ của Kim, thất vọng đến mức bà nằm lỳ trên giường và khóc trong nhiều ngày. Bà quyết định ủng hộ con trai mình khi được hỏi: "Mẹ, mẹ ước gì khi bằng tuổi con? Mẹ có được sống với giấc mơ đó không?"

Kim tìm hiểu về chương trình Gen.G với học phí 25.000 USD mỗi năm và đưa bà đến học viện để thuyết phục rằng mình hoàn toàn có thể trở thành một người chơi esport chuyên nghiệp. Mới đây, cậu được nhận vào Đại học Kentucky nhờ kỹ năng esport.

Game thủ người Pháp Anthony Bazire  gia nhập đôi League of Legends trong vai trò một người chơi tập sự hồi tháng 3. Anh chơi game 18 giờ mỗi ngày, nhiều hơn các game thủ Pháp từ 60% đến 70% và nhận một mức lương khá khiêm tốn nhưng được hỗ trợ thực phẩm và chỗ ở.

Các người chơi tập sự luôn muốn "nhảy" thành công lên đội chuyên nghiệp. Tại đây, họ có thể nhận được lương 200.000 USD mỗi năm, chưa kể đến các phần thưởng và hoạt động quảng cáo.

Min-soo, một học sinh mơ ước thành nôi sao esport, lần đầu cảm nhận được không khí hào hứng của một sân khấu esport khi còn học cấp hai. Từ năm 2019, cậu luôn dậy lúc 6 giờ sáng, đi một chuyển xe buýt 2 ngày và sau đó bắt tàu điện ngầm đến học viện Gen.G. Cậu trở về nhà lúc 11:30 đêm và tiếp tục luyện tập. Min-soo hiếm khi đi ngủ trước 3 giờ sáng.

Năm nay, kỹ năng cậu tích luỹ đủ tốt để được tham gia bài kiểm tra thành thành viên tập sự của một đội chơi chuyên nghiệp. "Đây là một hành trình cô đơn và vất vả vì bạn phải bỏ đi mọi thứ, ví dụ như bạn bè", Min-soo nói. "Nhưng tôi hạnh phúc nhất vì được làm điều mình thích nhất".

Nam Khánh