Đợt dịch COVID mới nhất không quá đáng ngại với kinh tế Trung Quốc
Trung Quốc đang phải đối mặt với lần bùng phát COVID tồi tệ nhất hai năm qua. Tiêu dùng được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, trong khi các nhà máy tìm cách duy trì sản xuất.
Hiện vẫn chưa có báo cáo về trường hợp tử vong nào trong đợt bùng phát dịch lần này.
Nhà kinh tế trưởng tại Hang Seng China bà Dan Wang cho hay: “Đợt dịch lần này tương tự như đợt thiếu điện tại Trung Quốc vào năm ngoái”. Bà Wang nhắc đến khoảng thời gian tháng 9-10/2021 khi các nhà máy bị cắt điện gây ảnh hưởng tạm thời đến sản xuất.
Lần này, bà Wang dự kiến các nhà máy sẽ bị ảnh hưởng trong nhiều nhất là 2 tuần, ngắn hơn so với thời điểm bùng phát dịch năm 2020, khi mà nhà máy ở một số vùng phải mất nhiều tuần mới có thể mở cửa trở lại.
“Có thể những đợt bùng phát này sẽ xảy ra lặp đi lặp lại và sẽ gây ra những tác động lâu dài. Nhưng nếu dịch chỉ xảy ra trong tháng này, thì Trung Quốc sẽ ít bị ảnh hưởng”.
Sau khi tạm dừng hoạt động vào ngày 14/3, Foxconn tuyên bố đã tiếp tục hoạt động một phần nhà máy tại Thẩm Quyến hôm 16/3.
Hãng tàu biển Maersk cho biết hôm 16/3 rằng cảng tại Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Ma Cao, Hong Kong đều “hoạt động bình thường, bao gồm vận hành tàu, xếp dỡ, nhận và xuất hàng.
Tuy nhiên, công ty cũng lưu ý rằng một số cảng vận tải hàng hóa tại Thẩm Quyến đã phải đóng cửa từ hôm 15/3, trong khi các kho hàng đóng cửa trong tuần.
Maersk cho biết, các yêu cầu xét nghiệm đối với lái xe tải và kiểm soát đi lại chặt chẽ hơn giữa Thâm Quyến và các thành phố lân cận sẽ khiến dịch vụ vận tải đường bộ trong khu vực sẽ “bị ảnh hưởng tới 30%”.
Phân tích từ Bank of America Securities vào đầu tuần này cũng cho thấy tác động của COVID đối với chuỗi cung ứng, bao gồm ô tô và chất bán dẫn.
Tiêu dùng nhiều nỗi lo
Theo ông Bruce Pang, trưởng bộ phận nghiên cứu chiến lược và vĩ mô tại China Renaissance, các cú sốc về chuỗi cung ứng là tương đối nhẹ. Tác động kinh tế chủ yếu là đến chi tiêu của người tiêu dùng và ngành dịch vụ.
Không chỉ có tác động đến các ngành dịch vụ yêu cầu gặp mặt trực tiếp như nhà hàng ăn uống, COVID còn làm giảm niềm tin và kỳ vọng của mọi người trong chi tiêu. Nếu người dân “không biết khi nào đại dịch sẽ kết thúc, họ sẽ không dám tiêu tiền và sẽ tiết kiệm một cách thận trọng”.
Ông kỳ vọng doanh số bán lẻ sẽ tăng khoảng 7% trong năm nay.
Chi tiêu tiêu dùng vẫn chậm chạp kể từ khi đại dịch bắt đầu. Dữ liệu của tháng 1 và tháng 2 được công bố trong tuần này cho thấy doanh số bán lẻ đã tăng 6,7% so với hai tháng đầu năm trước, một mức tăng đáng kể so với tháng 12 và vượt qua kỳ vọng của các nhà phân tích.
Phản ứng ban đầu của Trung Quốc đối với các trường hợp nhiễm COVID mới thường là hạn chế đi lại, cách ly các trường hợp đã xác nhận dương tính và người có tiếp xúc. Các nhà chức trách hạn chế đi lại theo mức độ rủi ro từng quận. Đôi khi khu vực phong tỏa có thể nhỏ bằng một tòa nhà hoặc công viên văn phòng.
Ngày 16/3, Trung Quốc đã bổ sung thêm 3 quận có nguy cơ cao, nâng tổng số lên 23. Các báo cáo cho thấy vào ngày 18/2, không có quận nào có nguy cơ cao.
Những yếu tố kinh tế khác
Nền kinh tế Trung Quốc vốn đã chậm lại trước khi có làn sóng nhiễm omicron mới nhất. Lĩnh vực bất động sản khổng lồ gặp khó khăn sau nỗ lực của Bắc Kinh nhằm cắt giảm đòn bẩy tài chính, trong khi giá hàng hóa tăng mạnh, đặc biệt là sau khi Nga bắt đầu hoạt động Ukraine vào ngày 24/2.
Bà Wang của Hang Seng China cho biết: “Các nhà máy cũng đang đóng cửa vì nhiều lý do khác nhau. Không chỉ COVID”. Nhiều cửa hàng đã đóng trước đợt bùng phát mới do chi phí nguyên liệu cao và việc kiểm soát giá đối với các sản phẩm cuối cùng như thực phẩm và khí đốt".
Chi phí sản xuất tăng nhưng không thể tăng giá để bù đắp sẽ khiến lợi nhuận sụt giảm hoặc thậm chí thua lỗ.
Reuters cho biết theo một tài liệu nội bộ, Tesla đã đình chỉ sản xuất ô tô điện tại nhà máy ở Thượng Hải vào hai ngày 16 và 17/3 mà không đưa ra lý do cụ thể. Tesla chưa trả lời yêu cầu bình luận của CNBC về thông tin trên.
Tuần này, Giám đốc điều hành Tesla, ông Elon Musk, đã cảnh báo trong một tweet: “Tesla và SpaceX đang phải chứng kiến áp lực lạm phát đáng kể trong thời gian gần đây đối với nguyên liệu và hậu cần”.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/