|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Đơn hàng quý II tăng mạnh, Gilimex lãi sau thuế tăng hơn 40%

13:23 | 27/07/2018
Chia sẻ
Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần của Gilimex đạt 1.247 tỷ đồng, tăng 21%. Lợi nhuận sau thuế 64 tỷ đồng, tăng 31% và đạt 85% kế hoạch năm.

CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex - Mã: GIL) công bố báo cáo tài chính quý II/2018.

Doanh thu thuần đạt 567 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán chỉ tăng nhẹ lên 482 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận gộp trong kỳ đạt 85 tỷ đồng, tăng 43%

Chi phí bán hàng tăng mạnh từ 15 tỷ đồng lên 25 tỷ đồng trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức 24 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ.

Sau khi trừ đi các chi phí, Gilimex ghi nhận lãi sau thuế quý II đạt 22 tỷ đồng, tăng 42%. Nguyên nhân là do lượng đơn hàng trong quý này tăng mạnh.

Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần của Gilimex đạt 1.247 tỷ đồng, tăng 21%. Lợi nhuận sau thuế 64 tỷ đồng, tăng 31% và chiếm 67- 85% kế hoạch năm.

Năm 2018, Gilimex đạt mục tiêu doanh thu thuần 1.800 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế khoảng 85-95 tỷ đồng.

don hang quy ii tang manh gilimex lai sau thue tang hon 40
Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng của Gilimex.

Tính tại thời điểm 30/6/2018, tổng tài sản của công ty đạt 1.647 tỷ đồng, tăng 11%. Trong đó, khoản phải thu khách hàng giảm hơn phân nửa, ở mức 189 tỷ đồng.

Tiền và các khoản tương đương tiền 591 tỷ đồng, tăng 189% do tiền gửi ngân hàng bằng đồng ngoại tệ tăng manh.

Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2018 mới đây, ông Lê Hùng, Chủ tịch HĐQT Gilimex cho biết công ty ký hợp đồng bán hàng trước 9 tháng, do đó kế hoạch kinh doanh 2018 dựa vào những đơn hàng đã ký kết với khách hàng.

Hiện sản phẩm của Gilimex xuất khẩu 100% có khoảng 10 khách hàng, trong đó có hai khách hàng chiếm tỷ trọng 70%. Công ty đang gia tăng khách hàng và đã có cơ chế thưởng đối với cá nhân mang về đơn hàng cho Công ty là 2%.

Xem thêm

Minh Anh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.