Sony dự báo trong tài khóa 2021-2022, lợi nhuận ròng sẽ đạt 860 tỷ yen (7,4 tỷ USD), cao hơn mức ước tính 730 tỷ yen trong quý trước đó, nhờ doanh thu từ mảng trò chơi, dịch vụ mạng, sản phẩm điện tử, âm nhạc, phim ảnh...
9 tháng đầu năm, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên đem về 234 tỉ đồng doanh thu, 80 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 24% và tăng 21% so với cùng kì.
Mặc dù doanh thu thuần tăng 23,5% nhưng do giá vốn và chi phí tài chính tăng cao nên Hoa Sen ghi nhận lỗ sau thuế gần 102 tỉ đồng trong quý IV niên độ tài chính 2017-2018.
BVSC dự báo doanh thu thuần cả năm đạt 4.065 tỷ đồng, tương đương 2017. Lợi nhuận ròng 705 tỷ đồng, tăng 10% nhờ đẩy mạnh các chương trình marketing, quảng cáo.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Dệt may Thành Công đạt 1.648 tỷ đồng, tăng 7%. Lợi nhuận sau thuế 117 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ và bằng 62% kế hoạch 2018.
Trong quý này, Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông (công ty con của Nam Việt) hoàn nhập 45 tỷ đồng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận giá trị âm 39,5 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần của FPT Retail đạt 7.480 tỷ đồng, tăng 17,7%. Lãi sau thuế 146,5 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ và chiếm 39% kế hoạch năm.
Doanh thu tài chính của Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 tăng 62% so với cùng kỳ do Công ty có lãi chênh lệch tỷ giá nhờ đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ 66,7 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2017, Viettel Global lỗ sau thuế 481 tỷ đồng. Mặc dù kết quả này là kém khả quan nhưng vẫn còn cải thiện hơn so với mức lỗ tới 2.417 tỷ đồng của năm 2016. Tổng lỗ lũy kế của Viettel Global hiện lên đến 3.452 tỷ đồng.
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.