|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Ngành dệt may tăng trưởng tốt, Dệt may Thành Công lại báo lãi sau thuế 6 tháng giảm nhẹ

06:42 | 21/07/2018
Chia sẻ
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Dệt may Thành Công đạt 1.648 tỷ đồng, tăng 7%. Lợi nhuận sau thuế 117 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ và bằng 62% kế hoạch 2018.
nganh det may tang truong tot det may thanh cong lai bao lai sau thue 6 thang giam nhe Chủ tịch Hiệp hội Dệt may: NHNN nên điều chỉnh tỷ giá 24.000 - 25.000 VNĐ/USD để dệt may Việt Nam tăng sức cạnh tranh
nganh det may tang truong tot det may thanh cong lai bao lai sau thue 6 thang giam nhe Dệt may Việt Nam nhiều cơ hội mở rộng thị trường

CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Mã: TCM) công bố báo cáo tài chính quý II/2018 với doanh thu thuần đạt 800 tỷ đồng, tăng 4%. Giá vốn hàng bán tăng nhẹ, lên 655 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp ở mức 114,5 tỷ đồng, tăng 2%.

nganh det may tang truong tot det may thanh cong lai bao lai sau thue 6 thang giam nhe
Một số chỉ tiêu kinh doanh quý II/2018 của Dệt may Thành Công.

Doanh thu tài chính 7,2 tỷ đồng, tăng 16% trong khi đó chi phí tài chính tăng mạnh lên 25 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ. Đồng thời, chi phí bán hàng cũng tăng khá mạnh từ 26,6 tỷ đồng lên 35,4 tỷ đồng. Chi phi quản lý ở mức 37 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ.

Kết quả, Dệt may Thành Công ghi nhận lãi sau thuế quý II đạt gần 68 tỷ đồng, giảm 4%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của công ty đạt 1.648 tỷ đồng, tăng 7%. Lợi nhuận sau thuế 117 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ và bằng 62% kế hoạch 2018.

So với thời điểm đầu năm, tổng tài sản của Dệt may Thành Công nhích nhẹ lên 3.066 tỷ đồng. Trong đó, hàng tồn kho tăng vọt từ 806 tỷ đồng lên gần 1.100 tỷ đồng.

Trao đổi với người viết cách lâu không lâu, bà Phan Thị Huệ, Chủ tịch HĐQT cho biết, 2018 là năm thách thức khốc liệt đối với Dệt may Thành Công do chính sách bảo hộ hàng dệt may và ưu đãi thuế nhập khẩu 0% của một số nước trên thế giới, các chi phí đầu vào vẫn tiếp tục tăng.

Tuy nhiên, bà Huệ cho rằng vẫn còn cơ hội cho ngành dệt may, đó là các dự báo tiếp tục tăng trưởng quy mô dệt may toàn cầu; lợi thế lao động Việt Nam phù hợp cho phát triển ngành; những thị trường mới và mức thuế nhập khẩu giảm về 0% khi các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đi vào hiệu lực, và đặc biệt là Hiệp định CPTPP ký kết góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế chung.

6 tháng đầu năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ước đạt 16,5 tỷ USD, tăng 16,49% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với tốc độ tăng 10,43% của cùng kỳ năm 2017.

Cụ thể, mặt hàng may mặc đạt 12,86 tỷ USD, tăng 15,27%, tăng khá so với mức tăng 8,32% của năm 2017. Mặt hàng vải đạt 787 triệu USD với mức tăng trên 31,8%; các mặt hàng có giá trị gia tăng cao cũng có mức tăng trưởng tốt như xơ sợi tăng 19%; vải địa kỹ thuật tăng 11,8%; phụ liệu dệt may tăng 19,1%.

Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 10,78 tỷ USD, tăng 15,99% so với cùng kỳ năm 2017. Giá trị thặng dư đạt 7,6 tỷ USD, tăng 13,78% so với cùng kỳ năm ngoái.

Những thị trường xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ, các nước khối CPTPP, EU, Hàn Quốc, ASEAN... đều tăng mạnh, tốc độ tăng vượt trội so với cùng kỳ năm 2017; các mặt hàng xuất khẩu bứt phá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2018 gồm vải, áo thun, áo khoác, váy.

Xem thêm

Minh Anh