|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Dịch vụ tài chính (Financial Services) là gì?

15:32 | 28/10/2019
Chia sẻ
Dịch vụ tài chính (tiếng Anh: Financial Services) là những dịch vụ có liên quan chặt chẽ đến quá trình lưu chuyển và sử dụng vốn, tiền tệ trong nền kinh tế. Có hai hệ thống thường được sử dụng để phân loại loại hình dịch vụ tài chính trên thế giới.
dịch vụ tài chính

Hình minh họa. Nguồn: CMO by Adobe

Dịch vụ tài chính

Khái niệm

Dịch vụ tài chính trong tiếng Anh là financial services.

Dịch vụ tài chính là những dịch vụ có liên quan chặt chẽ đến quá trình lưu chuyển và sử dụng vốn, tiền tệ trong nền kinh tế. 

Phân loại dịch vụ tài chính

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự mở rộng không ngừng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty, đặc biệt là các công ty đa quốc gia cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật đã làm xuất hiện nhiều loại dịch vụ tài chính khác nhau. 

Bên cạnh một số loại dịch vụ tài chính truyền thống được thừa nhận chung như dịch vụ cho vay, nhận tiền gửi, thanh toán, môi giới, bảo lãnh, tùy thuộc mức độ phát triển, mỗi quốc gia lại có các loại dịch vụ tài chính với hình thức và qui mô khác nhau. 

Tuy nhiên, có hai hệ thống phân loại thường được sử dụng để phân loại các loại hình dịch vụ tài chính trên thế giới. 

Đó là hệ thống phân loại về các sản phẩm chủ yếu (CPC 91) và Hệ thống phân loại tiêu chuẩn các ngành công nghiệp (ISIC) của Liên hiệp quốc. Trong đó, WTO đã vận dụng cách phân loại dịch vụ của CPC để xây dựng danh mục các sản phẩm dịch vụ của mình và phân chia các dịch vụ tài chính với 2 nhóm chính:

1) Dịch vụ bảo hiểm và những dịch vụ liên quan tới bảo hiểm;

2) Dịch vụ ngân hàng và những dịch vụ tài chính khác. 

Dịch vụ bảo hiểm và những dịch vụ liên quan tới bảo hiểm:

- Bảo hiểm trực tiếp (bao gồm cả đồng bảo hiểm);

- Tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm;

- Trung gian bảo hiểm như môi giới, đại lí;

- Các dịch vụ bổ trợ bảo hiểm như tư vấn thống kê bảo hiểm.

Dịch vụ ngân hàng và những dịch vụ tài chính khác:

Những dịch vụ ngân hàng thông thường:

- Dịch vụ nhận tiền gửi và các nguồn tài chính phải hoàn trả khác từ nhân dân;

- Dịch vụ cho vay dưới các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng thế chấp, mua nợ và tài trợ các dịch vụ cho hoạt động giao dịch thương mại;

- Dịch vụ bảo lãnh và thế chấp;

- Dịch vụ cho thuê tài chính;

Những dịch vụ tài chính khác:

- Dịch vụ kinh doanh chứng khoán và các sản phẩm phái sinh như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn,...

- Dịch vụ ngoại hối;

- Dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ cho các tài sản tài chính, bao gồm chứng khoán, các công cụ phái sinh và các công cụ tài chính được thỏa thuận khác;

- Dịch vụ quản lí tài sản như quản lí tiền mặt hoặc đầu tư gián tiếp, tất cả các hình thức đầu tư tập thể, quản lí quĩ hưu trí, các dịch vụ tín thác, gửi tiền và lưu kho tiền tệ;

- Dịch vụ cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính và xử lí dữ liệu tài chính và các phần mềm có liên quan do nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác cung cấp;

Thông qua các dịch vụ tài chính ngân hàng được cung cấp, các ngân hàng thương mại thực hiện vai trò tài trợ cho các khách hàng của mình một cách hiệu quả nhất. Các hình thức tài trợ như vậy phải nói đến như dịch vụ thanh toán nhờ thu, tín dụng chứng từ và chuyển tiền. 

(Theo Giáo trình Tài trợ thương mại quốc tế, trường ĐH Ngoại thương, NXB Thống Kê)

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.