|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Dấm gạo Thủy Tâm nhận 4 tỷ đồng sau Shark Tank Việt Nam

21:34 | 06/08/2018
Chia sẻ
Với sản phẩm truyền thống giàu dinh dưỡng, phù hợp với mọi căn bếp Việt, hai nhà sáng lập dấm gạo Thủy Tâm nhận 4 tỷ đồng từ doanh nhân Nguyễn Xuân Phú sau Shark Tank Việt Nam.
dam gao thuy tam nhan 4 ty dong sau shark tank viet nam Hành trình đến Shark Tank Việt Nam của chàng trai giỏi Hóa học
dam gao thuy tam nhan 4 ty dong sau shark tank viet nam Soya Garden nhận 20 tỷ đồng sau Shark Tank Việt Nam

Giấc mơ đưa dấm gạo đi khắp thế giới

Trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa đầu tiên, Trần Tâm Phương với dự án Dấm gạo Thủy Tâm để lại những xúc cảm về niềm say mê sản phẩm dấm gạo của người mẹ tần tảo. Đó chính là động lực nuôi lớn anh qua những ngày tháng đầy gian khó.

dam gao thuy tam nhan 4 ty dong sau shark tank viet nam
Trần Tâm Phương cùng người đồng hành Nguyễn Thị Tuyết và mẹ Trần Thị Mai Loan tham gia Shark Tank Việt Nam mùa đầu tiên.

Tâm Phương sinh năm 1988, trong một gia đình có bố mẹ là nhà khoa học. Mẹ anh, bà Trần Thị Mai Loan, từng là một nhân viên Viện Hóa - trực thuộc Viện Khoa học Việt Nam. Sau khi tham gia dự án sản xuất dấm gạo tại Viện Khoa học, bà quyết định mở xưởng làm dấm tại nhà. Cái tên “Dấm gạo Thủy Tâm” bắt nguồn từ đó.

Khi du học tại Canada, Phương nhận thấy những bát phở phương Tây thiếu hẳn vị chua của dấm lên men. Chính suy nghĩ này đã kéo anh về quê hương để nung nấu quyết tâm tiếp nối truyền thống gia đình. Công ty Vietferm ra đời để thực hiện sứ mệnh khiến mỗi quán phở trên thế giới đều có một chai dấm gạo Thủy Tâm.

Bên cạnh sự giúp đỡ kỹ thuật từ mẹ, chàng trai 8x may mắn tìm được người đồng sáng lập - Nguyễn Thị Tuyết. Cả hai cùng nhau đi học kinh doanh, gặp khách hàng tiềm năng, tạo mối quan hệ để xây dựng doanh nghiệp ngày một vững vàng.

Thực tế không như mơ

Vốn yêu thích chương trình Shark Tank khi còn du học nước ngoài, ông chủ Vietferm quyết định đưa sản phẩm tham gia Shark Tank Việt Nam. Với số tiền đầu tư 4 tỷ đồng cho 36% từ hai doanh nhân Nguyễn Xuân Phú, Trần Anh Vương, anh mong muốn nhanh chóng bắt tay thực hiện kế hoạch mới để phát triển ngành nghề truyền thống hơn 30 năm của gia đình.

Video: Thương vụ Dấm gạo Thủy Tâm trong Shark Tank Việt Nam tâp 2, mùa đầu tiên

“Sau khi bước ra trường quay, tôi nghĩ rằng quá trình Due Diligence (thầm định doanh nghiệp) chỉ kéo dài 3 - 4 tháng. Tôi đã chuẩn bị sẵn kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm mới. Nhưng thực tế không như mơ”, Phương cho hay.

Trước đây, Vietferm tập trung phát triển kỹ thuật, mà không chú trọng xây dựng kế hoạch tài chính. Phần lớn khách hàng gọi điện trực tiếp đặt sản phẩm. Phương là người ghi đơn hàng cho người vận chuyển nhận. Khi nhà đầu tư bước vào, họ yêu cầu kế hoạch tài chính, cụ thể dòng tiền, thu chi, lỗ lãi.

“Việc đầu tiên shark Phú làm khi thực hiện thẩm định là tập hợp đội ngũ chuyên môn, bao gồm bộ phận kế toán, tài chính, pháp lý và marketing”, Phương nói.

Trước buổi ký kết hợp đồng cuối cùng với Tập đoàn Sunhouse, hai nhà sáng lập băn khoăn, lo lắng trước yêu cầu của nhà đầu tư. Cuối cùng, họ vẫn quyết định đi tiếp bởi dấm gạo Thủy Tâm lựa chọn con đường ngắn nhất đi tới thành công là đứng trên vai người khổng lồ (Sunhouse).

dam gao thuy tam nhan 4 ty dong sau shark tank viet nam
Trần Tâm Phương, Nguyễn Thị Tuyết trong chương trình "Sau bể cá mập".

Cái “bắt tay” trị giá 4 tỷ đồng

Qua khảo sát, “vua chảo” Sunhouse Nguyễn Xuân Phú đánh giá Vietferm là mô hình kinh doanh hộ gia đình, chưa thực sự phù hợp với một tổ chức. Nếu được rót 4 tỷ đồng, nhà sáng lập phải cam kết sử dụng vốn đầu tư cho thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, công nợ nhằm mở rộng thị trường. Ông hy vọng công ty sẽ đạt doanh thu trăm tỷ sau ba năm.

Ngoài ra, Vietferm cần đề ra những cơ chế, nguyên tắc hoạt động như chế độ lương thưởng theo KPI (chỉ số đánh giá doanh nghiệp) nhằm tạo động lực phấn đấu cho nhân viên. Hai nhà sáng lập cố gắng kiêm nhiều vị trí, công việc góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận công ty.

“Mẹ tôi là người từng bươn trải qua đủ thứ nghề để kiếm tiền nuôi con. Vì vậy, tôi rất ấn tượng khi chứng kiến câu chuyện gia đình Phương. Mẹ là nhà nghiên cứu khoa học nhưng vì cuộc sống khó khăn mà phải tách ra để mở cơ sở sản xuất riêng”, ông Phú thổ lộ.

Qúa trình thẩm định kết thúc bằng “bắt tay” trị giá 4 tỷ đồng giữa ông Phú và hai nhà sáng lập Vietferm. Doanh nhân Phú tin rằng, Suhouse đã tao ra đồ gia dụng, nên đang cần những thực phẩm truyền thống tốt, nhiều dinh dưỡng như dấm gạo Thủy Tâm cho căn bếp thêm hoàn chỉnh.

dam gao thuy tam nhan 4 ty dong sau shark tank viet nam
Sản phẩm gia dụng của Sunhouse và thực phẩm của Vietferm trong căn bếp gia đình Việt. Ảnh: Dấm gạo Thủy Tâm.

“Tôi tin sự hợp tác giữa Sunhouse và Vietferm sẽ góp phần tạo ra những ngôi nhà hạnh phúc. Bởi vì căn bếp chính là trái tim của mỗi gia đình”, ông Phú nhấn mạnh.

Xem thêm

Bùi Mến