|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

CPTPP: Cam kết về môi trường và bảo vệ thực vật hoang dã đối với ngành gỗ

05:52 | 01/10/2020
Chia sẻ
Hiệp định CPTPP ghi nhận quyền tự chủ của các nước Thành viên trong việc áp dụng và thực thi các chính sách, pháp luật, ưu tiên về môi trường; tuy nhiên yêu cầu các nước phải bảo đảm một số định hướng.

Theo Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có một Chương riêng về môi trường với các cam kết liên quan tới chính sách pháp luật về môi trường, trong đó có một điều khoản liên quan trực tiếp tới ngành gỗ (điều khoản về bảo vệ động, thực vật hoang dã). 

Trong khi đó, ngành gỗ lại là ngành có liên quan chặt chẽ tới môi trường, đặc biệt là vấn đề khai thác gỗ và xử lí chất thải từ quá trình chế biến gỗ. 

Vì vậy, dự kiến các cam kết CPTPP về môi trường có tác động nhất định tới ngành này.

CPTPP: Cam kết về môi trường và bảo vệ thực vật hoang dã đối với ngành gỗ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: freepik)

Sau đây là một số tóm tắt các cam kết về môi trường trong CPTPP có thể ảnh hưởng đáng kể tới ngành đồ gỗ:

Các cam kết về xu hướng chính sách liên quan tới vấn đề môi trường

CPTPP ghi nhận quyền tự chủ của các nước Thành viên trong việc áp dụng và thực thi các chính sách, pháp luật, ưu tiên về môi trường; tuy nhiên yêu cầu các nước phải bảo đảm các định hướng sau:

Nỗ lực bảo đảm có hệ thống pháp luật và chính sách môi trường bảo vệ môi trường ở mức cao, tiếp tục tăng mức bảo vệ môi trường.

Không từ chối thực thi pháp luật môi trường theo cách làm ảnh hưởng đến thương mại hoặc đầu tư giữa các nước Thành viên.

Không khuyến khích thương mại hoặc đầu tư bằng cách hạ mức độ bảo vệ môi trường hoặc giảm nhẹ hiệu lực của các quy định về môi trường.

Các cam kết liên quan tới việc bảo vệ tài nguyên rừng và động, thực vật hoang dã.

CPTPP yêu cầu các nước Thành viên phải bảo đảm

Thực thi đầy đủ các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã đang bị đe dọa (CITES).

Tăng cường bảo tồn và chống lại việc khai thác và thương mại trái phép động, thực vật hoang dã.

Củng cố năng lực và thể chế để tăng cường quản lí bền vững tài nguyên rừng và bảo tồn động, thực vật hoang dã.