|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Công nghệ của doanh nghiệp (Enterprise Technology) là gì? Tầm quan trọng

16:33 | 16/12/2019
Chia sẻ
Công nghệ của doanh nghiệp phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Công nghệ ngày nay là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp.
Công nghệ của doanh nghiệp (Enterprise Technology) là gì? Tầm quan trọng của công nghệ doanh nghiệp - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: khoahocphattrien.vn)

Công nghệ của doanh nghiệp

Công nghệ của doanh nghiệp trong tiếng Anh là Enterprise Technology.

Công nghệ của doanh nghiệp là một trong các yếu tố quyết định khả năng thâm nhập thị trường của sản phẩm cũng như có ảnh hưởng lớn đến khả năng xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ cũng như khả năng cập nhật và ứng dụng công nghệ mới làm cho doanh nghiệp có thể nâng cao được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp theo từng thời kì phù hợp với sự biến động của trình độ tiêu dùng của thị trường.

Đây cũng là một trong các yếu tố được xem xét để đánh giá khả năng đổi mới và cải tiến sản phẩm cũng như khả năng phát triển sản phẩm mới trong một doanh nghiệp.

Tất cả chúng ta đều biết rằng bất kì sản phẩm nào cũng sẽ lỗi thời và phải loại bỏ để nhường chỗ cho các sản phẩm mới phù hợp hơn. Nếu doanh nghiệp không có khả năng cải tiến và phát triển sản phẩm mới thì con đường phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng coi như bị chặn đứng.

Công nghệ ngày nay được hiểu theo nghĩa rộng chứ không chỉ hiểu công nghệ là dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị. Trong phạm vi của nó, công nghệ còn bao gồm cả con người. Do đó, chiến lược nâng cấp công nghệ mới của doanh nghiệp phải đi liền với các chiến lược về con người, chiến lược đào tạo và tái đào tạo người lao động.

Tầm quan trọng của công nghệ doanh nghiệp

Các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu:

- Số lượng bằng phát minh sáng chế, các bí quyết kĩ thuật mà doanh nghiệp là chủ sở hữu.

- Trình độ công nghệ chung của doanh nghiệp, phản ánh trên cơ sở trình độ công nghệ doanh nghiệp đang áp dụng.

- Các chiến lược phát triển công nghệ của doanh nghiệp trong thời gian tới.

- Năng lực của doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).

- Ngân sách của doanh nghiệp dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)

- Hoạt động xuất nhập khẩu công nghệ hàng năm.

Ngày nay, công nghệ của doanh nghiệp trở thành yếu tố vô cùng quan trọng, nhiều khi quyết định cả việc sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng thâm nhập vào thị trường nước ngoài hay không. 

Ví dụ như EU qui định: sản phẩm nhập khẩu vào EU phải được trên dây chuyền công nghệ có trình độ tương đồng với công nghệ của EU.

Vấn đề công nghệ là vấn đề khó với các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam chuyển qua cơ chế thị trường đã được một thời gian, tuy nhiên, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam rất lạc hậu, thường sau thế giới từ hai đến ba thế hệ. 

Để theo kịp trình độ công nghệ của các quốc gia trong khu vực cũng đòi hỏi nỗ lực không nhỏ từ phía nhà nước lẫn doanh nghiệp.

Để nâng cao trình độ công nghệ, các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển công nghệ một các cụ thể và dài hạn, trên cơ sở đó, từng bước nâng cấp, cập nhật công nghệ mới.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Marketing quốc tế, NXB Lao động – Xã hội)

Đức Nhượng

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.