|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Cơ hội và thách thức khi thâm nhập thị trường rau quả châu Âu

07:14 | 26/03/2020
Chia sẻ
Tuy là thách thức lớn đối với nhà sản xuất, nhưng tiêu chuẩn cao khi nhập khẩu rau quả vào châu Âu cũng cung cấp cho nhà xuất khẩu nhiều quyền lực hơn trong việc đàm phán với các đối tác châu Âu.
Cơ hội và thách thức khi thâm nhập thị trường rau quả Châu Âu - Ảnh 1.

Thị trường châu Âu đòi hỏi chất lượng, an toàn thực phẩm và nhận thức ở mức độ nhất định về các khía cạnh môi trường hoặc xã hội trong sản xuất rau quả của phía cung cấp. (Ảnh minh họa: pexels)

Tiêu chuẩn cao không chỉ mang đến bất lợi cho việc gia nhập thị trường

Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan cho biết, thị trường châu Âu cho rau quả tươi là một thị trường rất hoàn thiện được quản lí tốt bởi luật pháp và các loại chứng nhận. 

Theo người mua hàng châu Âu, giấy chứng nhận và phân tích thành phần dịch hại của bạn luôn nhận được nhiều sự quan tâm như chính sản phẩm đó vậy.

Mặc dù các loại chứng chỉ đều phổ biến ở từng thị trường châu Âu khác nhau, nhưng tất các thị trường này đều đòi hỏi chất lượng, an toàn thực phẩm và nhận thức về các khía cạnh môi trường hoặc xã hội trong sản xuất của phía cung cấp (ở một mức độ nhất định).

Nguyên nhân chủ yếu là do mảng bán lẻ liên tục nâng cao tiêu chuẩn và các nhà nhập khẩu phải đáp ứng yêu cầu đó. Việc thâm nhập thị trường châu Âu của các nhà xuất khẩu rau quả tươi ngày càng khó khăn hơn, điều này đặc biệt ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu có quy mô nhỏ hơn.

Tuy nhiên, tiêu chuẩn cao cũng khiến những người mua tiềm năng phải cạnh tranh trong việc tiếp cận các sản phẩm tươi chất lượng, vì các thị trường khác ít nghiêm ngặt hơn và cung cấp giá tốt. Điều này có thể cung cấp cho nhà xuất khẩu nhiều quyền lực hơn trong việc đàm phán với các đối tác châu Âu.

Quan hệ thương mại đang mở rộng

Khi các quy tắc trở nên chặt chẽ hơn, chuỗi cung ứng trở nên trực tiếp hơn. Các nhà bán lẻ muốn gắn bó gần hơn với nguồn cung cấp và các nhà nhập khẩu tích hợp với người trồng rau quả để duy trì quyền kiểm soát các tiêu chuẩn chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu của khách hàng bán lẻ.

Thiết lập một sự hợp tác chặt chẽ có thể nâng cao thành công và danh tiếng của bạn như một nhà cung cấp đáng tin cậy, Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan cho biết.

Người mua thường không sẵn sàng thay thế các mối quan hệ đã được thiết lập tốt đáp ứng tất cả yêu cầu của họ hoặc cung cấp các nhãn hiệu cụ thể. Tuy nhiên, giá cả hấp dẫn và các sản phẩm khác biệt luôn giành được ưu thế.

Kiểm tra các loại giấy chứng nhận khác nhau trên ITC Standards Map: http://www.standardsmap.org/identify

Thông tin trên European buyer requirements on the CBI Market Intelligence Platform: https://www.cbi.eu/market-information/fresh-fruit-vegetables/buyer-requirements

Ngoài ra, có giấy phép từ các công ty hạt giống có thể làm giạm tạm thời rủi ro đối với những thành viên mới gia nhập thị trường cung cấp rau quả. Tiếp cận với nguyên liệu và giống cây trồng phù hợp để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và hương vị là rất quan trọng, đặc biệt đối với các sản phẩm tiêu dùng thông dụng hơn. Bởi ở châu Âu, quyền của nhà sản xuất giống được quy định rất chặt chẽ.

Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tạo ra các cơ hội kinh doanh cho các nhà xuất khẩu châu Âu. Đổi lại, các nước đối tác cũng có thể đàm phán mức thuế ưu đãi cho việc xuất khẩu sản phẩm tươi sống sang Liên minh châu Âu (EU).

Các nhà cung cấp chính về trái cây và rau quả tươi như Maroc, Ai Cập, Colombia, Peru và Nam Phi đều có FTA với EU. Tùy thuộc vào nội dung của hiệp định, các thỏa thuận như vậy có thể cung cấp lợi thế trong thương mại đối với sản phẩm tươi sống.

N. Lê