|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường rau quả Pháp

23:41 | 13/03/2020
Chia sẻ
Pháp có dân số lớn thứ hai ở châu Âu, khiến nó trở thành một trong những thị trường mục tiêu chính của các nhà xuất khẩu sản phẩm tươi sống, trong đó có rau quả. Đối với hầu hết loại trái cây, Pháp vừa là nhà nhập khẩu ròng, vừa là thị trường cuối cùng.
Thị trường rau quả Pháp - Ảnh 1.

Một khu chợ bán rau quả tại Pháp. (Nguồn: Time Out)

Nhà nhập khẩu rau chính của châu Âu từ các nước đang phát triển

Trong khu vực các nước châu Âu, Pháp là một trong những thị trường đích quan trọng của mặt hàng rau quả và trái cây, mặc dù nước này thường sử dụng Hà lan hoặc Bỉ cho hoạt động logistics.

Pháp có dân số lớn thứ hai ở châu Âu, khiến nó trở thành một trong những thị trường mục tiêu chính của các nhà xuất khẩu sản phẩm tươi sống.

Năm 2018, Pháp nhập khẩu 3,5 triệu tấn trái cây và 2,4 triệu tấn rau. Đối với hầu hết loại trái cây, Pháp vừa là nhà nhập khẩu ròng, vừa là thị trường cuối cùng.

Thị trường rau quả Pháp - Ảnh 2.

Giá trị nhập khẩu rau quả tươi toàn cầu năm 2018. (Đơn vị: triệu EUR)

Thống kê cho thấy, Pháp là nhà nhập khẩu rau chính của châu Âu từ các nước đang phát triển. Tuy nhiên, điều này chủ yếu do nhập khẩu cà chua, đậu và ớt chuông của Maroc.

Pháp duy trì quan hệ thương mại tốt với các nhà cung cấp ở Tây Bắc Phi. Nước này đã nhập khẩu 2 triệu tấn rau quả từ các nước đang phát triển vào năm 2018, trong đó 600.000 tấn đến từ Morocco và 25.000 tấn chuối chủ yếu từ Bờ Biển Ngà.

Thị trường rau quả Pháp - Ảnh 3.

Giá trị nhập khẩu rau quả tươi từ các nước đang phát triển. (Đơn vị: triệu EUR)

Thị trường rau quả Pháp - Ảnh 4.

Tổng giá trị nhập khẩu rau quả tươi. (Đơn vị: triệu EUR)

Các kênh thị trường Pháp khác nhau, từ các nhà bán buôn dân tộc nhỏ cung cấp những cửa hàng chuyên dụng đến các công ty tìm nguồn cung ứng lớn, như Greenyard (trước đây là Katopé), nơi cung cấp các đại siêu thị.

Hầu hết các kênh của Pháp có thể được tiếp cận trực tiếp, nhưng nhập khẩu qua Tây Ban Nha và Hà Lan không phải là hiếm.

Nông sản Việt nỗ lực chinh phục thị trường Pháp

Hàng nông sản Việt Nam vẫn đang nỗ lực chinh phục thị trường Pháp thông qua các "Tuần hàng Việt Nam tại Pháp".

Cụ thể, Bnews/TTXVN từng đưa tin, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội đã phối hợp với chợ đầu mối Rungis tại Paris tổ chức Tuần hàng nông sản Việt Nam vào cuối tháng 6/2018.

Thị trường rau quả Pháp - Ảnh 5.

Tuần hàng nông sản Việt Nam tại chợ đầu mối Rungis, ngoại ô Paris hồi tháng 6/2018. (Ảnh: TTXVN)

Tại những sự kiện này, hàng nông sản Việt Nam sẽ được giới thiệu trên quy mô lớn với các nhà nhập khẩu Pháp. Các loại trái cây như vải, xoài, thanh long, dừa, bưởi... và các loại gia vị vùng nhiệt đới như xả, quế, hồ, thảo quả... đều có mặt.

Ông Layani, Chủ tịch và Tổng Giám đốc chợ Rungis, đánh giá cao chất lượng của nông sản Việt Nam và tin chắc rằng các mặt hàng nông sản của Việt Nam sẽ có thị trường hứa hẹn không chỉ ở Pháp mà cả ở Châu Âu cũng như trên toàn thế giới.

Cũng theo ông Layani, Việt Nam có thể được coi như cường quốc về nông nghiệp, tuy nhiên để tìm đầu ra cho sản phẩm, Việt Nam đang thiếu một chợ đầu mối lớn.

Hiện nay an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những vấn đề đáng lưu tâm tại Việt Nam. Việc cần làm là xây dựng một chợ đầu mối đáp ứng được tiêu chuẩn của châu Âu, đảm bảo chất lượng và thương hiệu.

Với khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có nhiều hàng nông sản chất lượng cao, phù hợp với văn hóa ẩm thực của người Pháp và châu Âu.

Các mặt hàng rau, củ, quả và thủy sản của Việt Nam hiện đang có mặt tại 180 quốc gia và lãnh thổ. Với kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt hơn 36 tỉ USD, Việt Nam nằm trong top 15 quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất thế giới.

N. Lê

'Tăng trưởng GDP 2025 đạt 8%, 2026 - 2030 đạt 10%, Việt Nam sẽ thoát bẫy thu nhập trung bình'
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.