|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chứng khoán Trung Quốc năm 2018 nhiều bão tố, nhà đầu tư không biết trốn đâu

06:13 | 15/12/2018
Chia sẻ
Từ đầu năm 2018 đến nay,hơn 2.000 tỉ USD vốn hóa đã bị thổi bay khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc. Các chỉ số nhóm ngành đều đồng loạt đi xuống ít nhất 10%.
 
chung khoan trung quoc nam 2018 nhieu bao to nha dau tu khong biet tron dau Giải cứu chứng khoán Trung Quốc: Dòng tiền ‘nóng’ chảy vào cổ phiếu ‘rác’

2018 là một năm nhiều sóng gió với nền kinh tế Trung Quốc nói chung và thị trường chứng khoán Trung Quốc nói riêng khi hàng loạt sự việc không may liên tục xảy ra: Từ một vụ bê bối vaccine trên toàn quốc tới chi tiêu tiêu dùng sụt giảm, chính quyền Tổng thống Trump thì nhắm vào các hãng công nghệ, Bắc Kinh lại thắt chặt quản lý giáo dục, trò chơi trực tuyến và dược phẩm.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng do vậy mà mất đi 2.000 tỉ USD vốn hóa trong năm 2018.

Trong hoàn cảnh thị trường đi xuống, toàn bộ 10 nhóm chỉ số ngành công nghiệp trong bộ chỉ số CSI 300 (gồm 300 cổ phiếu niêm yết trên sàn Thượng Hải và Thâm Quyến) đều có nguy cơ sụt giảm ít nhất 10% trong năm nay, đánh dấu một trong những năm xảy ra bán tháo trên diện rộng nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.

Trong bối cảnh thị trường chịu áp lực từ nền kinh tế giảm tốc, tỉ lệ doanh nghiệp vỡ nợ cao kỉ lục và quan hệ thương mại với Mỹ xấu đi rõ rệt, nhà đầu tư chứng khoán quả thực không biết trốn vào đâu.

Dưới đây là biểu đồ diễn biến giá cổ phiếu Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ trong năm nay – năm đầu tiên những cổ phiếu này xuất hiện trong bộ chỉ số cổ phiếu toàn cầu.

chung khoan trung quoc nam 2018 nhieu bao to nha dau tu khong biet tron dau
Tất cả các chỉ số nhóm ngành của chứng khoán Trung Quốc đều đứng trước nguy cơ giảm trên 10% trong năm nay. Nguồn: Bloomberg

Nhóm sản xuất phần cứng

Một trong số những nhóm cổ phiếu Trung Quốc mất giá mạnh nhất là nhóm cổ phiếu công ty sản xuất phần cứng. Các cáo buộc của Mỹ về việc tập đoàn ZTE và Huawei vi phạm lệnh cấm vận đối với Iran đã dẫn tới hàng loạt căng thẳng ngoại giao giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Việc ZTE phải ngừng hoạt động trong vòng hai tháng đã trở thành điềm báo xấu cho năm 2018.

Nhóm công nghệ

Tác hại ghê gớm của cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ thể hiện rõ ràng nhất trong nhóm ngành công nghệ của Trung Quốc. Do sở hữu chuỗi cung ứng khổng lồ mang tính toàn cầu, các hãng công nghệ như GoerTek (cổ phiếu sụt giá 58% trong năm nay) phải xem xét chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc mới mong tiếp tục hoạt động.

Chính sách thắt chặt quản lí nhập khẩu từ Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Trump do lo ngại ảnh hưởng an ninh quốc gia đã tác động tiêu cực đến cổ phiếu những hãng sản xuất camera giám sát, đáng chú ý nhất là Hangzhou Hikvision Digital Technology Co.

Nhóm ngành tiêu dùng

Nhóm cổ phiếu tiêu dùng của Trung Quốc được kì vọng là có thể miễn nhiễm trước tác động của chiến tranh thương mại. Tuy nhiên căng thẳng leo thang đã ảnh hưởng xấu tới lòng tin của người dân, đúng lúc đó sự sụp đổ của các nền tảng cho vay ngang hàng cũng xóa đi nguồn tài chính của nhiều cá nhân.

Người tiêu dùng buộc phải thắt chặt hầu bao và tìm những mặt hàng giảm giá, doanh số bán ô tô, máy giặt, rượu bia đắt tiền đều có lúc gây nhiều thất vọng.

Tình hình càng trở nên tồi thệ khi cạnh tranh gia tăng, khiến biên lợi nhuận tiếp tục bị thu hẹp. Chỉ số theo dõi các cổ phiếu tiêu dùng không thiết yếu đã mất 34% giá trị kể từ mức đỉnh của tháng 1.

Nhóm dược phẩm

Một nhóm cổ phiếu khác được nhiều người kì vọng nhưng cũng gây nhiều thất vọng là nhóm dược phẩm.

Mới tháng 6 năm nay, nhà đầu tư còn ưa thích cổ phiếu dược vì nhóm này có tính phòng thủ và có thể hưởng lợi từ nhu cầu thuốc thang tăng lên của dân số già đi nhanh chóng tại Trung Quốc.

Thế rồi mọi hi vọng nhanh chóng tan biến khi công luận giận giữ sau vụ bê bối vaccine giả ở tỉnh Cát Lâm, làm cho cổ phiếu của nhiều hãng dược phẩm khác cũng bị vạ lây.

Sau một thời gian ổn định, một đợt bán tháo lại diễn ra trong tháng 12 này khi xuất hiện thông tin chính phủ đang đẩy giá thuốc xuống thông qua một chương trình thu mua mới.

Nhóm ngành giáo dục

Chính quyền Bắc Kinh cũng gây ra một đợt bán tháo qui mô lớn đối với các cổ phiếu công nghệ Trung Quốc khi nhóm này chỉ vừa xuất hiện và mới bắt đầu thu hút sự chú ý của nhà đầu tư.

Tháng 11 vừa qua, Trung Quốc bất ngờ đưa ra hàng loạt qui định cấm các công ty giáo dục tài trợ vốn thông qua thị trường chứng khoán cho các nhà trẻ hoạt động vì lợi nhuận.

Giá cổ phiếu của tập đoàn giáo dục Vtron Group giảm 60% trong năm nay, và các cổ phiếu cùng ngành mới niêm yết trên sàn Hong Kong cũng bị thiệt hại. Nhà đầu tư lo ngại rằng qui định quản lí chặt chẽ hơn sẽ chặn đà tăng trưởng cao của ngành giáo dục tư nhân mới nảy nở tại nước này.

Xem thêm

Kiên Dương