|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cứu trợ chứng khoán Trung Quốc: Làm nhiều, tác dụng được bao nhiêu?

11:37 | 10/11/2018
Chia sẻ
Đầu tiên chính phủ Trung Quốc đưa ra hàng loạt tuyên bố “chắc nịch” rồi kế đó là hành động ráo riết để hỗ trợ thị trường chứng khoán và giải cứu các doanh nghiệp tư nhân. Nhưng những biện pháp này có đem lại tác dụng?
cuu tro chung khoan trung quoc lam nhieu tac dung duoc bao nhieu Trung Quốc muốn giảm thời gian tạm ngừng giao dịch cổ phiếu

Ông Dai Ming, một nhà quản lí quỹ tại Hengsheng Asset Management Co nhận định: “Không có bài thuốc tiên nào có thể nhanh chóng chữa khỏi căn bệnh của chứng khoán Trung Quốc. Các biện pháp hỗ trợ thanh khoản chỉ có thể đưa thị trường thoát khỏi một cuộc khủng hoảng tài chính cỡ nhỏ và ngăn các rủi ro vĩ mô lan rộng, nhưng sẽ không thể giải quyết được căn bản vấn đề khó khăn trong huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân nhỏ.”

cuu tro chung khoan trung quoc lam nhieu tac dung duoc bao nhieu

Thị trường tài chính Trung Quốc tạm lấy lại bình tĩnh.

Đường màu xanh: chỉ số Shenzhen Composite. Đường màu trắng: lợi suất trái phiếu chính quyền địa phương kì hạn 1 năm, hạng AA-. Nguồn: Bloomberg.

Hãy cùng nhìn lại loạt biệt pháp được chính phủ, ngân hàng trung ương và tổ chức cho vay tại Trung Quốc thực thi trong vài tuần gần đây để đảm bảo nguồn cung tín dụng trong thị trường tài chính:

Vấn đề cổ phiếu bị thế chấp

Trung Quốc yêu cầu khu vực tài chính của nước này giải quyết các rủi ro gắn với các khoản vay có cổ phiếu là tài sản thế chấp sau khi thị trường chứng khoán lao dốc khiến tình trạng gọi kí quỹ diễn ra hàng loạt. Các ngân hàng được lệnh dừng thanh lí cổ phiếu thế chấp, các công ty chứng khoán để dành ra một phần quỹ để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp niêm yết, còn các công ty bảo hiểm và quỹ tương hỗ được kêu gọi mua vào cổ phiếu. Các công ty cũng bắt đầu tham gia mua vào cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ sau khi chính phủ nới lỏng quy định. Chính quyền địa phương ở Bắc Kinh, Thâm Quyến và Quảng Đông đã cam kết hỗ trợ.

Các biện pháp này đã giúp chặn đà lao dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc, nhưng tâm lý nhà đầu tư vẫn khá ảm đạm.

Các công ty chứng khoán – những tổ chức cung cấp phần lớn các khoản vay đảm bảo bằng cổ phiếu – đang chuẩn bị cho ứng phó với thua lỗ bằng cách tăng cường “tấm đệm” vốn chủ. Cổ phiếu của các công ty này đã tăng 23% kể từ mức thấp nhất trong gần 6 năm thời điểm giữa tháng 10. Tuy nhiên nếu tính từ đầu năm, các cổ phiếu này vẫn mất 30% giá trị. Cổ phiếu tại trung tâm công nghệ Thâm Quyến – quê hương của nhiều công ty công nghệ tư nhân – đang có năm sụt giảm mạnh nhất kể từ 2008.

Tăng cường cho vay

Trung Quốc cũng yêu cầu các ngân hàng lớn tăng mức cho các doanh nghiệp tư nhân lên tối thiểu 1/3 các khoản vay mới. Đối với các ngân hàng nhỏ và vừa, tỉ lệ này là 2/3.

Đây là lần đầu tiên cơ quan quản lí đặt ra một mục tiêu cụ thể về cho vay khu vực tư nhân. Yêu cầu này có phần quá đáng và các nhà đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng đã phản ứng khá tiêu cực. Mối lo ngại chính ở đây là hệ thống ngân hàng có thể sẽ phải làm việc quá sức và tích tụ nhiều hơn nữa nợ xấu trên bảng cân đối kế toán.

Rào chắn rủi ro tín dụng

Ngân hàng trung ương của Trung Quốc (PBoC) đã góp phần hồi sinh một công cụ rào chắn rủi ro trước đây ít được sử dụng, nhằm bảo vệ các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp trong trường hợp tổ chức phát hành vỡ nợ. Công cụ này phần nào giúp các doanh nghiệp ngoài nhà nước phát hành trái phiếu dễ dàng hơn.

PBoC cũng cho biết sẽ cấp vốn cho các định chế tài chính cung cấp sản phẩm rào chắn rủi ro này, qua đó khơi nguồn cho phong trào phát hành “bảo đảm giảm thiểu rủi ro tín dụng”. Các công cụ rào chắn này trở nên phổ biến đã làm giảm chi phí vay mượn của các doanh nghiệp như nhà sản xuất hóa chất Zhejiang Hengyi Group Co.

Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng chênh lệch lãi vay (credit spread) của những con nợ bị xếp loại “rác” (junk-rated) vẫn còn khá cao. Nhiều nhà đầu tư lo ngại sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc có thể còn xấu hơn kì vọng và ăn mòn lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp.

Công cụ vốn chủ sở hữu

Những dấu hiệu thành công ban đầu của thị trường trái phiếu đã khiến ngân hàng trung ương Trung Quốc nghiên cứu xem liệu những biện pháp tương tự có thể được áp dụng cho thị trường cổ phiếu. PBoC đang yêu cầu các tổ chức tài chính động não và đóng góp ý tưởng và cho biết tổ chức này sẵn sàng cấp vốn để khởi động những chương trình khả thi. Tuy nhiên hiện chưa có thông tin chi tiết về kế hoạch được coi là khả thi và liệu ngân hàng trung ương Trung Quốc sẵn sàng chi bao nhiêu tiền.

Hoán đổi nợ

Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) - ngân hàng lớn nhất nước này theo quy mô tài sản - đang mở rộng chương trình hoán đổi trái phiếu thành cổ phiếu của mình, qua đó cung cấp một chiếc phao cứu trợ cho những doanh nghiệp gặp khó khăn thanh khoản không thể đáp ứng nghĩa vụ nợ.

ICBC đã đạt được thỏa thuận với 50 doanh nghiệp trong các chương trình này, trong đó 6 doanh nghiệp đã triển khai thực tế. Các biện pháp hỗ trợ trực tiếp của nhà nước đã giúp Công ty Môi trường và Đô thị Bắc Kinh Phương Đông tiếp cận thị trường trái phiếu. Công ty này từng cho biết sẽ bán khoảng 5% vốn điều lệ cho một doanh nghiệp được nhà nước hậu thuẫn. Vừa qua công ty này đã phát hành thành công một đợt trái phiếu ngắn hạn sau khi chật vật ko phát hành được trái phiếu dài hạn hồi tháng 5.

Các nhà quản lí Trung Quốc hồi tháng trước cũng đã phải can thiệp để ngăn cổ phiếu thế chấp của công ty này không bị bán giải chấp.

Chuyện gì tiếp theo?

Mặc dù các giải pháp tạm thời của chính phủ đã giúp ổn định thị trường, các chuyên gia của Tập đoàn Nomura nhận định Trung Quốc sẽ cần phải làm nhiều hơn trong những tháng tới để hỗ trợ tâm lí nhà đầu tư và cho rằng tình hình thanh khoản sẽ tiếp tục khá khan hiếm. Tình hình sắp tới có thể sẽ còn khó khăn hơn nữa khi giá trị các khoản nợ đến hạn trong quý tới của khu vực tư nhân sẽ đạt mức cao kỉ lục.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Song Ngọc

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.