Trung Quốc lăm le vượt mặt Mỹ trong cuộc đua vắc xin COVID-19
Theo Bloomberg, Chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa sẽ chia sẻ thành tựu phát triển và triển khai vắc xin với thế giới. Nếu Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên sản xuất thành công vắc xin ngừa COVID-19, ông Tập sẽ nắm trong tay quyền lực địa chính trị to lớn.
Tổng cộng, hiện Trung Quốc có 5 vắc xin đang được thử nghiệm trên người, nhiều hơn bất kì quốc gia nào khác. Bắc Kinh đã huy động cơ quan y tế, cơ quan quản lí dược phẩm và viện nghiên cứu của chính phủ làm việc cùng với các hãng dược trong nước.
Chính phủ Trung Quốc đang giám sát một số cuộc thử nghiệm vắc xin. Tiền từ chính phủ và khu vực tư nhân đã được rót cho một số hãng dược trong nước như Sinovac Biotech. Trong tháng 5, vắc xin của hãng này đã bước vào giai đoạn thử nghiệm thứ hai.
Hôm 22/5, tạp chí y khoa The Lancet công bố kết quả cuộc thí nghiệm cho thấy vắc xin của CanSino Biologics an toàn và tạo ra phản ứng miễn dịch. Việc cho đăng tải kết quả thí nghiệm nhanh chóng trên tạp chí y khoa quốc tế cho thấy Bắc Kinh đang rất nghiêm túc trong nỗ lực tìm kiếm vắc xin.
Trung Quốc cũng đang xem xét các ứng viên vắc xin sử dụng những công nghệ truyền thống hơn, phù hợp hơn cho việc sản xuất hàng loạt.
Trung Quốc đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ và Anh, và hiện tại vẫn rất khó để đoán định nước nào sẽ phát triển thành công vắc xin đầu tiên.
Theo Bloomberg, quốc gia chiến thắng cuộc đua chắc chắn sẽ có được vũ khí chính trị quan trọng trong bối cảnh chính phủ các nước trên thế giới đang chật vật tìm cách gỡ bỏ các lệnh phong tỏa đã khiến nền kinh tế chịu thiệt hại nặng nề.
Giáo sư Nicholas Thomas tại Đại học Hong Kong cho biết Bắc Kinh sẽ sử dụng vắc xin ngừa COVID-19 để thể hiện Trung Quốc là đáng tin cậy trong vấn đề y tế toàn cầu. Tuy nhiên, vấn đề là Trung Quốc chắn chắn cũng sẽ sử dụng vắc xin cho mục đích chính trị, đặc biệt là để đối phó với Mỹ.
Chủ tịch Tập Cận Bình đang cố gắng cải thiện hình ảnh của Trung Quốc sau khi hàng loạt quốc gia lên tiếng chỉ trích cách xử lí ban đầu của nước này khi COVID-19 mới xuất hiện.
Ông Tập cam kết khi Trung Quốc phát triển vắc xin ngừa COVID-19 thành công, thành quả sẽ được chia sẻ cho cộng đồng quốc tế và có giá phải chăng để các nước đang phát triển cũng tiếp cận được.
Hành động của ông Tập trái ngược với Tổng thống Trump. Việc ông Trump đe dọa ngừng cấp ngân sách vĩnh viễn cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có thể sẽ làm gián đoạn các nỗ lực tiếp cận vắc xin và những sáng kiến y tế công cộng khác ở những nước nghèo.
Dù Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh khoa học trong những năm gần đây, đất nước này vẫn chưa sản xuất được một loại thuốc hay vắc xin quan trọng nào mới. Ngành công nghiệp vắc xin của Trung Quốc cũng dính một loạt các vụ bê bối trong những năm gần đây.
Hồi tháng 4, Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Trung Quốc cho biết có thể đến tháng 9/2020, nước này sẽ có một loại vắc xin sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Một loại vắc xin phù hợp với những người khỏe mạnh có thể được ra mắt trong năm sau.
Ai đang dẫn đầu?
Tại Mỹ, Moderna đã công bố các dữ liệu sớm về các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I, cho thấy một số người thử nghiệm vắc xin của hãng dược này có thể tạo ra kháng thể chống COVID-19 .
Tuy nhiên, sau một đợt tăng giá ban đầu, cổ phiếu của Moderna đã giảm do lo ngại dữ liệu trên là chưa đủ để đưa ra kết luận về hiệu quả của vắc xin.
Hãng dược AstraZeneca đã nhận được 1 tỉ USD từ chính phủ Mỹ để phát triển vắc xin COVID-19. AstraZeneca đang đạt được tiến độ rất nhanh chóng, và cho biết sẽ có vắc xin sẵn sàng vào tháng 9.
Tuy nhiên, một nhà khoa học từng công tác tại Đại học Harvard cho biết kết quả thí nghiệm vắc xin của AstraZeneca trên động vật không khả quan bằng vắc xin của hãng dược Sinovac của Trung Quốc.
Vắc xin của hãng dược Trung Quốc CanSino Biologics cho kết quả "khả quan, nhưng chua đủ để ăn mừng", Bloomberg Intelligence cho biết. Các dữ liệu cho thấy vắc xin này vẫn còn những hạn chế và thiếu sót.
Sản xuất hàng loạt
Trung Quốc có thể vấp phải trở ngại trong giai đoạn cuối của quá trình thử nghiệm vắc xin, do quá trình này phải được tiến hành ở những khu vực COVID-19 đang hoành hành.
Trung Quốc gần như đã kiểm soát được đại dịch trong nước, và một vài cụm dịch còn sót lại có thể không đủ lớn để tiến hành thử nghiệm giai đonạ cuối.
Một số hãng dược Trung Quốc như Sinovac và China National Biotec Group đã tìm được ứng viên tham gia các cuộc thử nghiệm sử dụng phiên bản virus corona chủng mới đã chết nhưng vẫn có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch.
Mặc dù vắc xin bất hoạt có thể sẽ cần nhiều thời gian để phát triển hơn so với vắc xin thông thường, nhưng có thể được sản xuất trên qui mô lớn nhanh chóng hơn. Thông tin này có thể đặc biệt hữu ích đối với mục tiêu phân phối vắc xin toàn cầu của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/