Sau dịch, dệt may được cho là nhóm hàng có thể phục hồi sớm chung với nhóm hàng thiết yếu dù hành vi tiêu dùng của thế giới có nhiều biến chuyển. Trong đó, các mặt hàng cơ bản, giá rẻ dự báo sẽ phục hồi trước, chiếm tỉ lệ bán chính trong quí III và IV/2020.
Thương vụ Việt Nam tại Pháp cung cấp thông tin liên quan đến thủ tục, qui định bắt buộc đối với các loại khẩu trang cho số đông (gồm khẩu trang vải), không thuộc nhóm khẩu trang y tế để được thương mại hóa tại thị trường Pháp.
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản 4 tháng đầu năm đạt 12,92 tỉ USD, tăng 8,5% so với cùng kì năm 2019. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản đạt 6,44 tỉ USD; nhập khẩu đạt 6,48 tỉ USD.
Ngân hàng nhà nước đã có những phản hồi cụ thể về kiến nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giảm phí, cho vay mới với lãi xuất thấp để phục hồi sản xuất kinh doanh cũng như cho vay trả lương với lãi suất 0% của Hiệp hội dệt may Việt Nam.
Theo Liên đoàn Công nghiệp Dệt may Ấn Độ, chỉ trừ khi có chính sách hỗ trợ của Chính phủ, các doanh nghiệp dệt may của Ấn Độ mới có thể tồn tại sau đại dịch.
Xuất khẩu 4 tháng chỉ đạt 10,7 tỉ USD, giảm 6,6% so với cùng kì 2019. Dù tăng trưởng sụt giảm đáng kể, nhưng mức giảm 6,6% trong 4 tháng qua vẫn thấp hơn các quốc gia xuất khẩu khác, với mức giảm 14-15%.