Dệt may Ấn Độ đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19
Bản tin thị trường Ấn Độ tháng 4/2020 của Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (Bộ Công Thương) cho biết sau nông nghiệp, ngành dệt may của Ấn Độ được coi là ngành tạo việc làm lớn thứ hai của nước này và hiện đang sử dụng khoảng 105 triệu lao động trực tiếp và gián tiếp, tuy nhiên, ngành hàng này đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.
Theo các chuyên gia trong ngành, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Ấn Độ trong năm nay chỉ đạt khoảng 35 - 36 tỉ USD, giảm mạnh so với mức trên 40 tỉ USD của năm ngoái.
Đáng chú ý chỉ trong hai tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sợi đã giảm 30% về giá trị, xuất khẩu sợi bông sang Trung Quốc, Iran, Hàn Quốc và Việt Nam đã giảm mạnh. Mỹ và châu Âu là hai thị trường lớn nhất cho các nhà xuất khẩu dệt may Ấn Độ.
Tuy nhiên, các nước này đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, hầu hết các đơn hàng xuất khẩu đã bị hủy trong thời gian vừa qua. Đại dịch đã khiến các nhãn hiệu thời trang lớn thông báo hủy đơn đặt hàng và giảm bớt lao động.
Theo trang Moneycontrol, “Macy, nhà khổng lồ bán lẻ có trụ sở tại Mỹ, đã tuyên bố rằng họ sẽ cho nghỉ phép hầu hết trong số 130.000 nhân viên của mình. Thương hiệu thời trang xa xỉ Burberry của Anh đã dự đoán doanh số sẽ giảm mạnh khoảng 70 - 80%. Nhà bán lẻ Primark có trụ sở tại Vương quốc Anh đã hủy bỏ tất cả các đơn đặt hàng mới”.
Ông T Rajkumar, Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Dệt may Ấn Độ (CITI) cho biết “Sự lây lan của virus ở Trung Quốc và sau đó đã lan sang EU và Mỹ đã ảnh hưởng lớn đến chúng tôi vì đây là các thị trường lớn cho các sản phẩm dệt may của Ấn Độ”.
Chính phủ đã yêu cầu đóng cửa tất cả các trung tâm và cửa hàng bán lẻ để ngăn chặn dịch bệnh đã dẫn đến việc giảm đáng kể doanh số bán hàng dệt may trong nước. Các doanh nghiệp dệt may đã đề nghị Chính phủ sớm có chính sách hỗ trợ, “giải cứu” ngành này.
Ông T Rajkumar cũng cho biết “Chỉ trừ khi có chính sách hỗ trợ của Chính phủ, các doanh nghiệp dệt may của Ấn Độ mới có thể tồn tại sau đại dịch, nhà nước yêu cầu phải trả lương cho công nhân đầy đủ trong khi đó không có bất kì hoạt động sản xuất được diễn ra và nhiều người lao động nhập cư đã trở về quê hương của họ”.
Trong khi đó, các quốc gia trên thế giới đã mở rộng các gói hỗ trợ để vượt qua khủng hoảng, ví dụ như Đức đã công bố gói tài chính trị giá 500 tỉ Euro cho các công ty bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nhằm tăng cường thanh khoản.
Ông Rajkumar nói: “Theo kế hoạch này, bất kì công ty Đức nào gặp phải khó khăn trong cuộc khủng hoảng này đều có thể vay họ trong thời gian dài hơn với lãi suất bằng 0 cho đến khi họ hoàn toàn hồi phục; họ không phải trả lại tiền”.
Ấn Độ đã thực hiện lệnh phong tỏa trên cả nước từ ngày 25/3 dự kiến kéo dài đến 3/5, tất cả nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng không thiết yếu phải đóng cửa, từ 20/4 một số nhà máy được hoạt động trở lại nhưng với số lượng lao động rất hạn chế.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/